Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hẹp môn vị bẩm sinh là gì? Điều trị như thế nào?

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang, môn vị dạ dày lỏng lẽo, dây chằng cố định dạ dày cũng không được chặc. Vì vậy, sau khi bú, trẻ chớ ra một chút sữa là chuyện thường thấy. Thông thường sau khi ta cho bú xong, bế dựng trẻ lên và vỗ vỗ vào lưng trẻ, trẻ nấc vài cái, dầu hơi cao, nằm nghiêng về bên trái. Ta đặt trẻ một cách nhẹ nhàng thì trẻ sẽ không bị chớ sữa ra nữa. Bệnh hẹp môn vị bẩm sinh là do cơ hoàn của môn vị dạ dày phát triển quá mức nên bị hẹp lại. Trẻ thường không có triệu chứng gì, trẻ được 2 – 3 tuần bắt đầu chớ sữa, thỉnh thoảng có nôn, vài ngày nôn càng nhiều hơn, bú xong vài phút dễ nôn ngay. Bệnh nghiêm trọng thêm, trẻ nôn toé ra. Trẻ nôn ra cái sữa, không có màu vàng xanh của nước mật. Trẻ nôn xong lại đòi bú. Vì trẻ nôn dữ dội nên thiếu sữa và nước, trọng lượng cơ thể không tăng thậm chí còn giản sút. Trẻ gần đi trông thấy, da nhão, có nếp nhăn, mỡ dưới da ít đi. Mặt trẻ tóp lại, có thể thấy bụng trẻ cuộn từ phải sang trái sau khi bú. Cũng có thể sờ thấy cục sưng như quả trám ở nơi sâu chỗ bụng phía trên bên phải, đó chính là môn vị bị phình ra. Có thể chẩn đoán bằng tia X.

Điều trị: Trẻ cần được phẫu thuật mổ cơ hoàng của môn vị ở khoa ngoại, khiến cho niêm mạc phát triển tới bề mặt thành dạ dày. Phẫu thuật đơn giản, hai ngày sau khi phẫu thuật trẻ có thể ăn uống bình thường. Tình hình dinh dưỡng nhanh chóng được cải thiện sau phẫu thuật, tỉ lệ phẫu thuật thành công trên 98%.

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình