Lồng ruột ở trẻ là một loại do một khúc ruột cùng với màng ruột lồng vào khoan ruột gần đó, là bệnh cấp tính thường thấy ở trẻ. Các trường hợp thường gặp nhất là ruột bắt đầu từ phần hồi tràng lồng vào kết tràng.
Bên ngoài này thường có ở trẻ từ 6 tháng tới 1,5 tuổi. Chúng thường béo khoẻ phát bệnh nhanh chóng, quấy khóc không yên, trẻ ngừng khóc 5 -10 phút hoặc nửa tiếng rồi lại quấy khóc. Khi đó, trẻ tái xanh, chân tay giẫy đạp loạn xạ như rất đau. Đó là do ruột co bóp mạnh kéo theo màng ruột lồng vào, khiến cho trẻ đau dữ dội. Ngừng khóc, trẻ ngủ yên. Tiếp ngay sau đó trẻ nôn mửa, thoạt đầu trẻ nôn ra cái sữa, sau đó nôn ra dịch mật màu xanh vàng. Nếu để lâu, trẻ có thể nôn ra các thứ trong ruột như phân chẳng hạn. Nôn nhiều lần là một trong những đặc điểm của bệnh này. Sau khi phát bệnh 6 - 12 giờ, trẻ có thể đi ỉa ra máu, lổn nhổn màu đỏ sẫm. Khi bắt đầu phát bệnh, bụng trẻ mềm, sờ vào bụng giữa phía bên phải có thể thấy các vật hơi cứng như khối u, ấn nhẹ vào thì trẻ thấy đau. Bệnh này có 4 triệu chứng rõ ràng: khóc từng cơn, nôn, đi ỉa ra máu và bụng cục cứng, dễ chẩn đoán. Phương pháp điều trị:
Thông ruột bằng không khí. Đối với những trẻ có tình hình sức khỏe nói chung tương đối tốt và mới phát bệnh 1 - 2 ngày, thông ruột bằng không khí vừa là biện pháp chẩn đoán vừa là biện pháp điều trị. Nó có thể đưa đoạn ruột bị lồng vào vị trí thích hợp, sau đó trẻ ngủ yên, các triệu chứng mất đi, trẻ đi ra nhiều phân và đánh rắm. Khi đó, cho trẻ uống 1gam bột than (dùng trong y tế) không hấp thụ trong ruột, bột than được bài tiết ra ngoài theo phân sau 6 -12 giờ, chứng tỏ rằng ruột đã được thông.
Mới đây, người ta còn thông rửa và đưa ruột về vị trí thích hợp bằng nước, nhưng hiện nay biện pháp này chưa phổ biến.
Để lâu quá 1-2 ngày, trẻ có thể bị sốt cao, mất nước, quấy khóc, chướng bụng hoặc sốc.v.v…Các biện pháp trên chỉ dùng để chẩn đoán chứ không thể dùng để điều trị. Khi đó, cần phải tiến hành phẫu thuật |