Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Phòng ngừa bệnh cong xương sống sau khi sinh như thế nào?

Bình thường, xương sống bao gồm 7 đốt xương sống cổ, 12 đốt xương ngực, 5 đốt xương sống lưng và 4 – 5 đốt xương sườn cùng liên kết với nhau tạo thành. Chúng ta có thể chia mỗi đốt xương cấu thành nên xương thành hai phần trước và sau. Phần trước là một mảnh xương khoảng 3 – 4 cm, nó liên kết với các đốt trên và dưới bằng sụn xương. Phần sau lại có thể chia làm hai phần trước và sau. Phía trước rỗng, phía sau lồi lên. Do phần sau của đốt xương sống rỗng, nên khi các đốt xương liên kết lại, sẽ tạo nên đường ống. Dây thần kinh vận động và cảm giác từ não toả đi các nơi trong cơ thể đều thông qua đường ống này. Chính vì vậy, y học gọi đó là dây thần kinh cột sống. Khi gãy cột sống, cơ thể sẽ bị liệt vì mảnh xương gãy sẽ trực tiếp làm tổn thương dây thần kinh tủy. Khi cột sống bị dị dạng, dây thần kinh tủy cũng bị ảnh hưởng nặng nề, vì vậy người bị cong cột sống nghiêm trọng cũng có thể bị liệt chân tay.

Tuy hiện nay những người bị cong cột sống cũng có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật, nhưng phải tốn nhiều tiền. Hơn nữa phẫu thuật cũng rất khó và nguy hiểm. Với quan điểm sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tránh khỏi những tổn thương không cần thiết, chúng ta cho rằng rất cần thiết phải phổ cập tri thức ở mặt này khiến cho mọi người cùng quan tâm.

Bệnh cong cột sống rất đa dạng, nói chung có thể quy thành hai loại lớn: Loại thứ nhất là tìm ra nguyên nhân chính xác, ví dụ: bệnh cong cột sống dị dạng do bẩm sinh hoặc các bệnh về xương sống khác gây ra, loại thứ hai là: chưa xác định rõ nguyên nhân, và cũng là bệnh cong cột sống sau khi sinh mà chúng tôi muốn nhấn mạnh.

Cong cột sống sau khi sinh có nghĩa là trong quá trình phát triển, không rõ vì lý do gì khiên cho cột sống phát triển theo đường cong. Có người cho rằng, bệnh cong cột sống là do tư thế ngồi không đúng của trẻ gây ra? Quan điểm này cũng có lượng, rõ ràng có một số trẻ bị cong cột sống nhẹ là do tư thế ngồi sai. Nhưng những trường hợp này không trầm trọng thêm theo từng năm, mà có thể dần dần thuyên giảm sau khi trẻ sửa lại thói quen ngồi sai tư thế. Vì vậy, ta cần tăng cường giáo dục trẻ, khiến cho chúng nhận thức được tầm quan trọng của tư thế ngồi đúng. Khác với các trường hợp cong cột sống do tư thế ngồi sai, bệnh cong xương sống sau khi sinh mà chúng tôi giới thiệu ở đây trầm trọng dần từng năm, nếu không kịp thời điều trị thì không thể ngăn ngừa được nó, cuối cùng có thể dẫn tới dị dạng nghiêm trọng về xương sống.

Hiện nay, chưa có kết quả nhất trí về nguyên nhân gây ra này, nhưng đa số mọi người cho rằng sức căng của hai bên lưng không đều nhau là nhân tố chủ yếu. Ngoài ra, còn có nhân tố di truyền.

Nói chung, bệnh này xuất hiện từ khi trẻ 3 tuổi, nhưng mãi tới khi trẻ được 5 – 6 tuổi hoặc lớn hơn mới được phát hiện ra. Vì bị nhẹ, không cảm giác và triệu chứng gì khác lạ, nên gia đình và trẻ không chú ý. Trẻ lớn lên, dị tật phát triển dần hằng năm, hậu quả ngày càng nặng. Tới giai đoạn trầm trọng, không những tim phổi của trẻ bị ảnh hưởng, mà dây thần kinh tủy sống cũng bị kéo căng và ép chặt, khiến cho trẻ bị liệt, nếu không điều trị kịp thời, có thể trẻ bị tàn tật suốt đời, thậm chí còn bị tử vong.

Dùng phương pháp nào mới có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời? Như đã nói ở trên, mỗi một đốt xương sống đều lồi lên ở phía sau. Chúng sắp xếp lần lượt từ trên xuống dưới ở giữa lưng. Có thể nhìn thấy rõ chúng nổi lên ở giữa lưng người gầy khi họ đứng thẳng. Ở những người có nhiều mỡ dưới da, quá béo, những đốt xương sống này rất khó nhận ra. Có thể dùng ngón tay sờ thấy điểm lồi ra của mỗi đốt xương sống, sau đó đánh dấu trên lưng bằng bút màu, và nối chúng lại thành một đường. Nếu đó là đường thẳng, nằm chính giữa lưng thì chứng tỏ rằng xương sống không bị cong. Ngược lại, nếu đường đó hình chữ S thì xương sống đã bị cong. Ngoài ra, cũng có thể kiểm tra bằng quả dọi. Khi kiểm tra, dùng dây dọi dài khoảng 1 m. tay giữ đầu dây dọi đặt ở giữa cột xương sống giữa đầu và lưng, để quả dọi treo tự do. Nếu dây dọi trùng vào khe mông thì xương sống không bị cong; ngược lại, dây dọi cách xa khe mông thì chứng tỏ xương sống bị cong. Những phương pháp nói trên đơn giản dễ làm, mọi người đều có thể kiểm tra sơ bộ đối với trẻ. Nếu qua nhiều lần kiểm tra định kỳ, xác định trẻ có khả năng bị cong xương sống, gia đình trẻ không nên chủ quan, cần kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị.

Nguyên tắc cơ bản trong phẫu thuật điều trị bệnh này là đặt một que kim loại vào mặt lõm của xương sống, chống thẳng và cố định xương sống.

Trong quá trình chống thẳng xương sống, dây thần kinh tủy cũng được kéo thẳng lại. Trước đây, do điền kiện và trình độ điều trị hạn chế, bệnh này không được coi trọng triệt để, nên nhiều trẻ mất đi cơ hội điều trị và bị dị tật

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình