Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Ở quê cháu người ta bảo ăn củ lạc thối sẽ bị bệnh ung thư. Có đúng như vậy không?

Lạc đã thối thì ăn làm gì! Trên lạc thường có một loại nấm mốc có tên khoa học là Aspergillus flavus, chúng có thể sinh ra trong củ lạc (bã lạc đã ép dầu) một độc tố nấm rất nguy hại tên là Aflatoxin. Độc tố này có thể dẫn đến ung thư.

Lạc và khô lạc cần bảo quản ở chỗ khô để tránh mọc nấm mốc. Nếu đã mọc mốc thì bỏ đi, không được sử dụng nữa, kể cả việc dùng làm thức ăn trong chăn nuôi.

Nhân đây cũng xin nói thêm, các cơ sở làm tương không nên để mọc mốc tự nhiên mà nên xin giống mốc tương của các trường đại học, các viện nghiên cứu. Có như vậy mới tránh việc nhiễm nấm sinh độc tố Aflatoxin. Nấm này có hình dáng và màu sắc rất giống với mốc tương (có tên khoa học là Aspergillus oryae). Khi cần làm tương không nên để mộc móc tự nhiên (vì rất dễ nhiễm nấm mốc độc), cần chủ động cấy giống nấm mốc vừa có hoạt tính cao vừa đảm bảo an toàn. Muốn có giống này, có thể liên hệ với Bảo tàng Giống chuẩn vi sinh vật (VTCC), điện thoại 04-8. 584457, 7. 681695

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình