Phong hàn biểu thực là do phong hàn tấn công bên ngoài, phế khí bị tổn hất. Phong là tà dương, bốc lên trên, phát ra ngoài, dễ làm thương tổn lỗ khiếu đầu mặt; hàn là tà âm, tích ngưng đọng, thường co lại, dễ thương tổn khí dương. Bị cảm hai loại tà, nằm ở cơ biểu, làm tắc lỗ chân lông, huyền phù không thông, tà chính giao tranh với nhau, gây nên chứng khó chịu. Tà khí uất bế, chính khí không đủ, tuy có giao tranh, nhưng phong hàn mạnh hơn, nên thấy rét nhiều, sốt út. Phong hàn nằm ở biểu, rãnh thớ tắc lại nên không có mồ hôi. Mạch túc thái dương là chủ bề mặt của thân thể, kinh mạch bắt đầu ở khoé mắt, giao với trán vào lạc não, còn xuống cả phía dưới, nên phong hàn tác động bên ngoài, linh khí không thông, thậm chí co rút, gây nên đau đầu nhiều, tay chân đau buốt, phong hàn tấn công biểu, xâm phạm đến chế, phế khí mất điều hoà, khí đạo không thông, nên ngạt mũi mất tiếng, có khi chảy nước mũi, ho có đờm loãng, bị nặng thì tức ngực, lên cơn hen. Người bị bệnh nếu tì thấp nặng, còn xuất hiện chứng nặng đầu, người khó chịu hoặc lợm giọng, không muốn ăn. Điển hình của chứng phong hàn biểu thực là mạch lưỡi trắng mỏng, mạch phù căng.
Tóm lại, biểu hiện trên lâm sàng chứng phong hàn biểu thực là:
Chứng chủ yếu:
a) Rét nhiều, sốt nhẹ, không ra mồ hôi.
b) Đau buốt tay chân hoặc đau cứng đầu.
c) Ngạt mũi, nặng tiếng, có khi chảy nước mũi.
Chứng thứ yếu:
a) Ho, đờm nhiều loãng.
b) Đầu nặng, người khó chịu.
c) Tức ngực, lên cơn hen, lợm giọng, không muốn ăn.
Mạch, lưỡi: rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù căng.
Căn cứ để chẩn đoán: nếu đủ các chứng chủ yếu a, b hoặc a, c và có mạch lưỡi điển hình, hoặc có chứng chủ yếu a và hai chứng thứ yếu cộng với mạch lưỡi điển hình, thì có thể chẩn đoán là chứng phong hàn biểu thực |