Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Cách chữa bằng ăn uống đối với cảm mạo phong hàn biểu thực.

Cách chữa bằng ăn uống thường dùng đối với cảm mạo phong hàn biểu thực gồm có:

1. Thông cổ ẩm. Hành trắng 15 củ, đàm đậu cổ 10g, sinh khương 10g. Cả 3 vị giã nát, pha với nước sôi, đậy vung khoảng 5 phút hoặc đun sôi 2 phút, rồi chắt lấy nước uống nóng, sau khi uống đắp chăn nằm nghỉ để ra mồ hôi.

2. Cháo gừng. Sinh khương 6-9g (thái nhỏ hoặc giã nát) gạo tẻ 50g, hành 2 củ. Trước tiên nấu gạo thành cháo loãng, sau khi thành cháo cho gừng và hành đun một lúc rồi ăn nóng để ra mồ hôi.

3. Nước đường, gừng. Sinh khương 15g, hành trắng 3 khúc, cho thêm 500cc nước, đun sôi rồi cho 20g đường đỏ, uống hết cả một lần khi còn nóng, đắp chăn để ra mồ hôi.

4. Tía tô trứng gà. lá tía tô 30g, trứng gà 2 quả. Trước tiên nấu lá tía tô vài phút, bỏ bã, rồi đập trứng gà vào nước tía tô quấy đều, đun sôi 3-5 phút, để ăn, ngày 2 lần. Sau khi ăn đắp chăn để ra mồ hôi.

Bốn cách nói trên, đều có tác dụng chữa trị cảm mạo phong hàn biểu thực ở mức độ nhẹ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình