Ra mồ hôi gặp gió, khe hở ở cơ lỏng lẻo, nên tà phong hàn nhập vào, chính là cơ lý hình thành chứng phong hàn biểu sơ. Trương Trọng Cảnh trong “Thương hàn luận” gọi loại bệnh này là “dương phì mà âm nhược”, “doanh nhược vệ cường”. Dương phù và vệ cường ở đây đồng nghĩa với nhau, âm nhược cũng đồng nghĩa với doanh nhược. Dương phù, vệ cường tức là vệ dương ở bên ngoài chống nhau với tà, nên phát sốt sợ gió. Âm nhược, doanh nhược tức là âm doanh không giữ được mà tiết ra ngoài, nên ra mồ hôi. Lông và da kết hợp với phế, vì vậy không thể lông và da bị tà khí mà phổi không bị ảnh hưởng, bởi vậy ngoại tà xâm phạm biểu, phế mất sự co giãn, nên sinh ho, nhiều nước mũi. Thái dương là chủ của ngoại biểu, phần cuối đầu tuần hoàn của kim mạch, nếu bị phong hàn xâm nhập, kinh khí không thoát nên sinh ra đau đầu cứng cổ. Tà vào cơ biểu khiến mạch phù; mồ hôi xuất khỏi cơ, nên mạch chậm lại. Chứng này là dầu hiệu tà khí đã xâm phạm biểu, nên rêu lưỡi mỏng trắng.
Tổng hợp những điều nói trên, thì biểu hiện lâm sàng của chứng phong hàn biểu sơ có thể tóm lại như sau:
Chứng củ yếu:
a) Sốt, sợ gió.
b) Ra mồ hôi;
c) Cổ cứng đau.
Chứng thứ yếu:
a) Chảy nước mũi loãng.
b) Ho.
Mạch, lưỡi: mạch phù chậm chất lưỡi đỏ nhạt, rêu mỏng trắng.
Nếu đủ các chứng chủ yếu a,b và một trong các chứng thứ yếu, lại thấy mạch phù chậm, rêu lưỡi trắng, thì có thể chẩn đoán là chứng phong hàn biểu sơ. |