Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách phân biệt cảm mạo phong hàn biểu sơ với các chứng tương tự.

Cần phân biệt chứng phong hàn biểu sơ với các chứng tương tư sau đây:

1. Phong hàn biểu thực và phong hàn biểu sơ. Hai chứng này, đều là chứng ngoại cảm do phong hàn xâm phạm biểu, doanh vệ thất hoà, đều có hiện tượng sốt sợ gió lạnh, cổ cứng đau, chảy nước mũi, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù. Nhưng do thể chất mỗi người bệnh khác nhau, sức đề kháng khác nhau, nên biểu hiện trên lâm sàng có khác. Người biểu thực, phong hàn bó ở biểu, các kẽ hở cơ bít lại, nên sợ lạnh không có mồ hôi, mạch phù căng. Người biểu sơ, khe hở cơ lỏng lẻo, doanh vệ bất hoà, nên sợ gió có mồ hôi, mạch phù chậm.

2. Chứng phong nhiệt và phong hàn biểu sơ. Cả hai đều là biểu chứng cảm mạo, nhưng tà bệnh có hàn nhiệt khác nhau, nên biểu hiện lâm sàng đều có đặc điểm riêng. Chứng phong nhiệt, bị cảm tà phong nhiệt hoặc cơ thể nội nhiệt, tà nhiệt hoá làm thương tổn âm, nên sốt nặng, ít sợ rét, họng đau miệng khô, nước mũi đục, mạch phù sổ. Còn phong hàn biểu sơ, do phong hàn xâm phạm hoặc cơ thể nội hàn, tà khí bị hàn hoá, nên sợ gió sợ lạnh tương đối rõ, sốt không cao, chảy nước mũi, không đau họng, mạch chậm nhưng không sỗ. Vì vậy, nắm chắc hai chữ hàn và nhiệt, thì có thể phân biệt rõ hai chứng bệnh này.

3. Chứng phế khí hư và phong hàn biểu sơ. Cảm mạo do phế khí hư, có đặc trưng của phế khí hư, nhưng cũng có đặc điểm của chứng phong hàn biểu, cũng gần giống chứng phong hàn biểu sơ vì vậy cần phân biệt. Cả hai đều do phong hàn xâm phạm biểu gây nên, nên đều có các triệu chứng sợ gió sợ lạnh, sốt ra mồ hôi, chảy nước mũi, đau đầu, mạch phù. Nhưng vị trí bệnh và bản chất của hai loại khác nhau. Một loại hư ở phủ tạng, nên có triệu chứng tổn thất thuộc loại chân hư. Còn một loại thuộc chân thực phi hư, chỉ do kẽ hở ở cơ lỏng lẻo nên ra mồ hôi, bệnh ở biểu vệ, thuộc phong tà khái thoát, hệ thống kìm giữ mất điều hoà. Nói một cách khác, chứng phế khí hư vị trí bệnh sâu và hư thực nặng hơn chứng phong hàn biểu sơ. Cho nên, chứng phế khí hư có hiện tượng thở gấp, ra mồ hôi trộm, mất tiếng, mỏi mệt, sau khi bị cảm phong hàn thì chứng này càng nặng thêm. Căn cứ vào đó có thể phân biệt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình