Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những thuốc đông y thường dùng cho cảm mạo phong hàn biểu sơ.

Thuốc đông y thường dùng cho cảm mão phong hàn biểu sơ gồm có:

1. Phong hàn biểu sơ cảm mạo xung tễ. Thuốc này dùng tân ôn của quế chi để giải cơ khử phong; dùng chua hàn của thược dược để co âm hoà dinh. kết hợp quế và thược dược, một thứ chữa :vệ cường”, một thứ chữa :doanh nhược”, doanh vệ điều hoà, thì phong hàn hết chỗ tồn tại. Sinh khương dùng tân ôn để giúp cho quế chi giải cơ, lại có thể làm ấm dạ dày, chặn nôn. Đại táo vị ngọt bổ âm hoà dinh để giúp cho thược dược. Khương và táo kết hợp, giúp cho quế chi và thược dược điều hoà doanh vệ, là loại thuốc bổ trợ. Cát căn có tác dụng giải cơ phát biểu, sinh tân, giãn gân, giúp cho quế chi giải toả được tà ở mạch kinh thái dương. Phối hợp cả bài thuốc, có tác dụng tán phong giải cơ, hoà dinh hạ dốt. Thời gian uống thuốc, ăn uống nên thanh đạm, tránh ăn sống lạnh nhiều gia vị. Sau khi dùng thuốc uống nhiều nước sôi hoặc ăn nhiều cháo loãng, đắp nhiều chăn để toát mồ hôi, bệnh sẽ dần dần hết.

2. Quế chi hợp tễ. là một dạng thuốc mới của quế chi thang. Chất thuốc và điều chú ý khi dùng xem ở phần “Quế chi thang”.

Câu 135. Cách chữa bằng ăn uống đối với cảm mạo phong hàn biểu sơ.

Cách chữa bằng ăn uống thường dùng là:

1. Cháo tía tô bạc hà. Tía tô 6g, bạc hà 4,5g, sinh khương 6g, gạo tẻ 70g. Rửa sạch tía tô, bạc hà rồi thái nhỏ cho cùng với sinh khương vào cháo gạo tẻ đang sôi, đun một lúc rồi ăn khi còn nóng. Có tác dụng tán phong hàn, điều doanh vệ, làm ấm vị khí.

2. Cháo bột mỳ, đường đỏ. Cho bột tiểu mạch trộn với nước vừa đủ nấu thành cháo, sinh khương 5 lát, hành để cả rễ 2 củ, đều đập nát rồi cho đường đỏ vừa đủ. Cả 3 thứ cho vào nồi cháo đang sôi, rồi ăn khi còn nóng, đắp chăn để ra mồ hôi, tất thích hợp đối với người bị cảm phong hàn mà tỳ vị hư.

3. Cháo tam bạch. Củ cải trắng 100g, rễ cỏ gianh trắng 60g, hành trắng để cả rễ 20g. Rửa sạch, giã nát, cho thêm đường đỏ, bột mỳ, nước lạnh, quấy đều đun sôi, ăn nóng để ra mồ hôi. Có tác dụng giãn phổi giải biểu, để chữa trị bổ trợ.

4. Tân di hoa trà. Tân di hoa 2g, lá tía tô 6g. Vào mùa xuân hái búp hoa tân di chưa nở, phơi tái, ủ lại cho nóng lên, sau đó phơi khô, là tía tô thái nhỏ, cho cả hai thứ vào hãm với nước sôi thành trà để uống. Mỗi ngày 2 liều, có tác dụng khử phong tán hàn, giãn phổi thông khiếu, thích hợp với người sợ rét sốt, ho ngạt mũi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình