Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Tôi năm nay 40 tuổi, đã có một con. Trước nay vẫn có kinh bình thường, nhưng khoảng 3 tháng nay bỗng nhiên mất kinh một tháng, sau đó có lại. Xin cho biết nguyên nhân, đó có phải là bệnh lý không?

Mất kinh (còn gọi là bặt kinh) là không thấy kinh ra ít nhất 2 tuần lễ sau ngày đáng lẽ phải có kinh.

Những phụ nữ đã từng có kinh nay bỗng thấy mất kinh thì việc đầu tiên cần nghĩ đến là có thể có thai. Nếu khả năng có thai là nhiều thì cần tiến hành xét nghiệm để xác định có thai hoặc đến khám bác sĩ. Ở phụ nữ mới sinh con thì hiện tượng mất kinh là bình thường và có thể kéo dài 6 tuần, sau đó mới thấy kinh trở lại. Thời gian không có kinh sẽ kéo dài hơn nếu cho con bú bằng sữa mẹ.

Có bệnh hay bị xúc động mạnh, vừa thay đổi môi trường sống (từ nông thôn ra tỉnh, đi nước ngoài...), thay đổi nghề nghiệp, chuyển nhà cũng có thể gây mất kinh do những căng thẳng thần kinh (stress) có ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Mới ngừng uống thuốc tránh thai cũng có thể cần nhiều tháng kinh nguyệt mới trở lại.

Sút cân nhiều trong một thời gian ngắn do kiêng ăn hay vận động quá sức, lao động, luyện tập thể lực quá mức cũng có thể gây mất kinh; Vì vậy nhiều vận động viên nữ cũng thường bị mất kinh. Ngừng luyện tập thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Phụ nữ trên 45 tuổi, đang ở giai đoạn tiền mãn kinh dễ có kinh nguyệt ngắt quãng.

Nếu phụ nữ mất kinh có kèm hai hay nhiều triệu chứng sau đây: lông tóc mọc nhiều, giọng nói trầm xuống, tăng cân không rõ lý do thì có thể do rối loạn về bài tiết hormone và cần đến khám bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây mất kinh (ma túy, thuốc chữa ung thư, thuốc tránh thai...), cần thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng.

Qua tuổi 17 mà chưa thấy kinh cũng cần đi khám bác sĩ. Đến tuổi dậy thì, màng trinh không có lỗ nên máu kinh không ra được, ứ lại làm căng đau bụng dưới và âm đạo. Cần đến bệnh viện để rạch màng trinh cho máu thoát ra ngoài.

Người chưa bao giờ có kinh gọi là vô kinh nguyên phát, loại này hiếm gặp hơn so với vô kinh thứ phát (đã từng có kinh nay mất kinh). Cả hai loại này, bản thân chúng không gây nguy cơ gì cho sức khỏe. Mối nguy hiểm duy nhất trong một số ít trường hợp là báo hiệu một rối loạn nghiêm trọng. Phụ nữ bị vô kinh có thể không thể có thai nếu không được điều trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình