Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cách ăn uống để chữa trị cảm mạo phong hàn biểu hấp.

Cách ăn uống thường dùng đề chữa cảm phong hàn biểu thấp gồm có:

1. Thương truật khương đường trà. Thương truật 6g, tô diệp 6g, sinh khương 6g, trà 6g, đường phèn 25g.

Thương truật, tô diệp, sinh khương , trà cùng sắc chung, làm hai lần lấy 500cc, rồi bỏ bã. Cho đường phèn vào đun sôi với 50cc nước , sau khi tan đường hào chung với thuốc ở trên, chia ra uống nóng 3 lần. Thương truật, tô diệp, sinh khương tân ôn giải biểu, khử thấp tán tà, trà diệp có tính lành, làm cho bài thuốc ôn nhưng thông táo, giữ cho tinh thần sảng khoái; đường phèn bổ ích tỳ vị ;làm nguồn cho mồ hôi. Loại trà này có tác dụng khử phong tán hàn, vận thấp đối với chứng phong hàn biểu thấp.

2. Cháo thương truật. Thương truật 10g, hành trắng 10g, đường trắng 20g, gạo tẻ 50g. Trước tiên nấu thương truật, hành trắng 2 ;lần lấy 200cc rồi bỏ bã. Gạo tẻ nấu thành cháo, khi cháo đã nhừ, cho hành và nước thuốc, quấy đều và đun sôi, sau đó cho dấm ăn và đường trắng, đun lên là ăn được.

Loại cháo này có tác dụng khử phong trừ thấp, tán hàn chặn đau, bổ dạ dày giúp ra mồ hôi. Có tác dụng chữa bổ trợ đối với chứng phong hàn biểu thấp.

3. Cháo gạo nếp thương truật. Thương truật 10g, sinh khương 10g, hành trắng 10g, đường trắng 20g, dấm 10cc, gạo nếp 50g.

Trước tiên nấu thương truật, sinh khương, hai lần lấy 200cc rồi bỏ bã. Nấu gạo nếp thành cháo,. khi cháo đã chín, cho hành và nước thuốc, đun sôi, sau đó cho dấm và đường trắng, đun lên là ăn được. Trong cháo gạo nếp bổ dạ dày, dấm để giải độc.

Cháo này để chữa bổ trợ chứng phong hàn biểu thấp, rất thích hợp đối với người già cơ thể suy nhược hoặc yếu tỳ vị.

4. Cháo bạch truật ý dĩ. Bạch truật 15g, ý dĩ 50g, sinh khương 15g, hành trắng 15g, gạo tẻ 15g.

Trước tiên nấu bạch truật, sinh khương, hành trắng, nấu 2 lần lấy 200cc rồi bỏ bã. Gạo tẻ và ý dĩ nấu chung thành cháo, khi hạt ý dĩ đã nở và nhừ thì cho nước thuốc, rồi đun sôi là được, có thể thêm muối ăn là gia vị. Ăn khi đói, ý dĩ, bạch truật có tác dụng kiện tỳ trừ thấp, gạo tẻ bổ dạ dày, sinh khương, hành tân ôn giải nhiệt, hợp lại có tác dụng sơ phong tán hàn, kiện tỳ khử thấp. Loại cháo này dùng cho người bị chứng phong hàn biểu thấp tương đối nặng, biểu hiện đau toàn thân, khó chuyển người. Nhất là người cơ thể tỳ vị suy yếu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình