Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Cách chữa trị khác đối với cảm mạo phong hàn biểu thấp.

1. Chữa bằng châm cứu

Chọn huyệt: đại chuỳ, hợp cốc, phong trì, liệt khuyết. Cách làm: đều dùng phép tả, sau khi châm đại chuỳ nên cứu thêm .

Đại chuỳ, phong chuỳ giải biểu thông dương, sau khi châm thêm cứu, để tán hàn khử thấp. Hợp cốc sơ phong hạ sốt. Liệt khuyết để giãn phổi. Cả 4 huyệt giúp sơ phong giãn phổi, tán hàn khử thấp. Nếu đau đầu nhiều, thêm huyệt thái dương. Nếu  người đau buốt nhiều thì có thể thêm các huyệt kiên ngung, khúc trì dương khê, hoàn khiêu, tất nhãn, côn lôn ở các vị trí khác nhau. Nếu  ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi thì thêm huyệt nghênh hương.

2. Chữa bằng xoa bóp.

a) Người khác xoa bóp: bệnh nhân ngồi, người làm đứng phía sau, dùng ngón cái và lòng bàn tay xoa bóp nhiều lần vào cổ, vai , lưng, sau đó tiếp tục ấn lên đó vài lần. Trọng điểm là huyệt phong trì, phong phủ, đại chuỳ, phong môn, kiên tỉnh.

Dùng 2 ngón tay ấn vào huyệt ấn đường, mi cung, huyệt thái dương, véo huyệt khúc trì, hợp cốc. Nếu đau đầu, day huyệt bạch hội; nếu ngạt mũi chảy nước mũi thì lấn thêm vài huyệt nghênh hương, ty thông, ấn đường; nếu người đau mỏi thì đấm bóp lưng và tứ chi.

b) Tự xoa bóp: dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa xát vào 2 bên mũi khoảng 3 phút, cho đến khi nóng lên thì thôi.

Dùng cạnh ngón tay út xát vào huyệt phong trì 3 phút, nóng lên là được.

Dùng hai bàn tay day 2 bên huyệt thái dương 30 lần.

Ấn vào các huyệt thái dương, nghênh hương, khúc trì, hợp cốc mỗi huyệt 1 phút.

Qua xoa bóp các huyệt nói trên, làm cho khí huyết kinh lạc lưu thông, có tác dụng giải biểu tán hàn khử thấp.

3. Chữa bằng cạo gió.

Vị trí: sống lưng, cổ.

Cách làm: trước tiên để bệnh nhân ngồi thẳng, đầu cúi. Người làm tay trái cầm cái thìa sứ (hoặc cốc riệu bằng sứ, đã được khử độc), dùng nước sôi sôi nguội tẩm ướt (hoặc bằng dầu thực vật), rồi cạo lên các huyệt á môn, phong phủ ở giữa cổ, cạo từ trên xuống dưới, khi xuất hiện những làn tím đỏ kéo dài thì thôi. Sau đó cho bệnh nhân cúi đầu gập lưng (đối với người già yếu, thì cạo 2 bên sống lưng) khi xuất hiện những vạch tím đỏ kéo dài thì thôi. Rồi cho bệnh nhân nằm sấp, cạo 2 bên giữa kẽ xương sườn 7, 8, 9 bên dưới bả vai, khi xuất hiện những vạch tím đỏ kéo dài thì dừng lại. Cuối cùng, dùng khăn sạch lau khô. (Chú ý: cạo nặng hay nhẹ tuỳ thuốc vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân, luôn giữ cho da chỗ bị cạo được ẩm ướt, để phòng làm xước da; về mùa rét phải giữ ấm.)

Chữa bằng cách cạo gió là một cách chữa bổ trợ đơn giản nhưng có hiệu quả, khiến doanh vệ lưu thông, giải toả được tà biểu.

4. Cách lăn trứng tẩm dầm.

Lá tía tô 20g, thương truật 20g, sinh khương 20g, hành trắng 20g, dấm ăn 30cc, trứng gà 2 quả.

Ngoài dấm ra cho thêm 1000cc nước, thuốc và trứng sắc trong nồi đất, sau khi sôi mới cho dấm, nấu cho trứng chín là được. Để trứng hơi nguội, bóc bỏ vỏ (giữ nguyên quả trứng), cầm quả trứng lăn đi lăn lại ở trán gáy, lưng và 2 bên sống lưng từ 3-5 phút, cuối cùng lăn trước ngực khoảng 2 phút. Mỗi ngày làm 2 lần, nếu người đau mỏi nhiều thì lăn thêm tay chân, nhất là 2 nách, và 2 kheo chân. Chú ý: Phải giữ cho quả trứng luôn luôn đủ nóng, dùng 2 quả luân phiên nhau, trứng không dùng đến thả cào nước thuốc để giữ nóng, không được làm bỏng da, khi lăn trứng phải chú ý, lăn nhẹ nhàng không làm trứng vỡ.

Lăn trứng là cách chữa bổ trợ tương đối tốt để chữa ngoại cảm phong hàn biểu thấp. Dùng tân ôn của tía tô, thương truật, sinh khương, hành để tán hàn sơ phong khử thấp kết hợp với nóng của trứng gà, lăn nhiều lần lên vị trí có liên quan ở thể biểu sẽ có tác dụng ra mồ hôi, giải biểu tán hàn khử thấp, nên là cách chữa bên ngoài tương đối tốt để chữa chứng phong hàn biểu thấp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình