Chứng này hàn nhiệt giao nhau, chen kẽ biểu lý đều có bệnh, nên cách chữa là giải biểu thanh lý. Nhưng khi vận dụng trên lâm sàng, phải cân nhắc giữa nhanh và chậm ở biểu lý cũng như sự nặng và nhẹ của hàn và nhiệt đễ chữa trị nặng nhẹ trước sau. Nếu biểu cấp ở lý, hàn nặng hơn nhiệt, thớ cơ bịt lại, nhiệt được giữ lại ở trong, thì phải giải biểu là chính, giúp cho toả nhiệt, nên dùng đại thanh long thang. nếu biểu hàn không giải, phế nhiệt đọng lại thì phải dùng mã hoàng hạnh nhân cam thảo thạch cao thang để bên ngoài thì giãn bên trong thanh lọc.
Phổi là loại phủ tạng mềm yếu, ưa ẩm sợ táo không chịu được hàn nhiệt, nên khi gặp phải ngoại hàn nội nhiệt, thì chữa trị khó khăn. Phải tán hàn giữ ôn, thanh nhiệt mà giữ hàn. Nếu phát ở biểu mà quá ôn táo thì dễ tăng thêm nội nhiệt. Thanh lọc nhiệt quá nhiều, thì sẽ làm tê cứng tà khí. Bởi vậy khi chữa trị, không những phải chọn đúng thuốc, mà lượng thuốc dùng cũng rất quan trọng. Giới Y học nhật bản đã có câu “Bí mật của bài thuốc Hán là ở liều lượng”, câu này tuy có phần quá đáng, nhưng kỹ xảo dùng thuốc có quan hệ mật thiết đến liều lượng, nhất là khi dùng các đơn thuốc của Trung Cảnh để chữa trị chứng ngoại cảm cấp tính. Nếu không, dùng liều lượng quá nhiều hoặc không đủ, đều làm cho tà nhiệt hãm lại bên trong gây nên biến chứng |