Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Thuốc và cách chữa trị cảm mạo phong nhiệt.

Nguyên tắc chữa trị cảm mạo phong nhiệt là tân lương giải biểu, khử phong thanh nhiệt. Thường dùng các thuốc sau đây:

1. Ngân kiều tán. Dùng ngân hoa,  liên kiều để thanh nhiệt giải độc, phối hợp với đàm trúc diệp để tăng cường khả năng thanh nhiệt. Dùng bạc hà, đậu cổ, kinh giới tân lương giải biểu, khinh tán tà của phong nhiệt. Trong đó kinh giới tuy thuộc loại tân ôn, nhưng ôn mà không háo, phối hợp với các vị tân lương giải biểu khác thì tác dụng hạ sốt giải biểu càng rõ. Cát cánh, cam thảo, ngưu bàng tử dùng kết hợp để giãn phế giải biểu, khử đờm chặn ho. Lô căn có tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Toàn bộ bài thuốc đều có tác dụng thanh nhiệt, giãn phổi chặn ho, là loại thuốc thường dùng để giải cảm, nhưng nặng về thanh nhiệt giải độc, có tác dụng cả hai thanh và sơ, thích hợp với người bị sốt nặng do ngoại cảm phong nhiệt. Nếu miệng khát muốn ống thì cho thêm thiên hoa  phấn để giảm khát; nếu đờm đặc vàng không khạc ra được thì thêm qua lâu bì, tri mẫu, hoàng cầm, rau dấp cá để thanh nhiệt hoá đờm. Đờm nhiều có thể thêm bối mẫu, tiền hồ, hạnh nhân để long đờm chặn ho. Nếu phong nhiệt tắc lại, đau họng, có thể thêm mã bột, huyền sâm để bổ họng giải độc. Nóng nhiều chảy máu cam, thì bỏ kinh giới, đậu cổ, cho thêm bạch mao căn, trắc bạch diệp, tri tử thanh để thanh nhiệt lương huyết.

2. Tang cúc ẩm. Dùng tang diệp, cúc hoa để làm mát, có tác dụng giải toả tà phong nhiệt ở cơ biểu, lại thanh lọc được trong phổi, nên là thuốc chính. Bạc hà có tác dụng tân lương giải biểu, hạnh nhân hạ được phế khí, cát cánh tân khai phế khí, cả 3 loại đều là thuốc bổ giúp cho 2 vị tang và cúc giải biểu giãn phế. Liên kiều tân hàn chất nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt ở biểu. Lô căn cam hàn, thanh nhiệt chặn khát, đều là thuốc bổ trợ. cam thảo điều hoà các vị thuốc. tất cả gộp lại có tác dụng sơ tán phong nhiệt, giãn phổi chặn ho, nếu thở gấp như bị hen thì thêm thạch cao, tri mẫu. nếu khát nhiều thì thêm thiên hoa phấn. nếu ho đờm vàng đặc thêm qua lâu bì, tượng bối mẫu; nấu đau họng, cho thêm mã bột lưu bàng tử.

3. Thanh giải thang. Dùng bạc hà để tân lương giải biểu, ra mồ hôi không khiếu. Dùng thiền thoát là vị lạnh hơi nhạt, để ra mồ hôi khử tà giúp cho da vận động; dùng sinh khương thạch cao là loại tân hàn, để thấu nhiệt giải biểu; cam thảo để điều hào và đề phòng quá lạnh làm thương tổn vị. Thuốc chỉ có 4 vị, nhưng tác dụng thanh nhiệt giải biểu rất tốt. nếu ho khó cho thêm ngưu bàng tử. Khát nhiều thêm huyền sâm; họng đỏ, khô, đau thêm sơn đậu căn.

4. Mao vĩ thang. Dùng mao căn, vĩ căn để thanh nhiệt sinh tân làm giảm phong nhiệt. Hành trắng để thông dương giải biểu. bạch thược đại táo là chất cam hoá âm. Trúc diệp để thanh nhiệt giải phiền; hạnh nhân, cát cánh để hạ phế khí. tất cả gộp lại có tác dụng tán phong thanh nhiệt và bổ âm dịch. nếu đau đầu nhiều thêm cúc hoa, ngưu bàng tử. Ho nhiều thêm tỳ bà diệp, tượng bối mẫu. Họng khô nhiều thêm mạch đông đau họng thêm xạ can, mã bột

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình