Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Luận chứng về chữa trị cảm mạo phong nhiệt.

Cảm mạo phong nhiệt là do phong nhiệt bên ngoài xâm nhập, phế vệ mất điều hoà, chính và tà tranh chấp tạo nên chứng chính thịnh tà thực, phải dùng tân lương để giải toả, mới phát tán được ra ngoài. nếu mới bị phong nhiệt mà nhiệt tương đối mạnh, thì nên mạnh dạn dùng thuốc tân lương phát hãn. nếu sốt cao không giảm, vệ biểu tắc lại khe kẽ của cơ khép kín thì dễ sinh nội nhiệt. Trong trường hợp nhiệt tà cả trong và ngoài thúc đẩy, bệnh sẽ dễ thành nặng, vì vậy khi có triệu chứng nội nhiệt tụ lại thì phải dùng thuốc thanh nhiệt dưỡng âm như mạch đông, huyền sâm, sinh địa, mà nên thận trọng hoặc ít dùng các vị thanh nhiệt khổ hàn, để tránh tổn hại tì vị, làm hao tổn âm.

Nếu bệnh nhân phế khí âm đêu hư, thời chữa trị phải sơ phong thanh nhiệt, vừa phải thanh lọc phế khí đồng thời bời bổ phế âm. Thu Kim Mạc tiên sinh cho rằng bệnh ngoại cảm nhiệt tính phần nhiều thuộc ôn nhiệt, vì vậy  đã tính xác định tỷ lệ giữa thuốc giải biểu và thuốc thanh nhiệt, theo tỷ lệ 7 giải 3 thanh, 6 giải 4 thanh, 5 giải 5 thanh, và chọn các vị thuốc có thể thanh nhiệt mà không làm tổn thất tân, như vĩ căn, hà diệp, trúc diệp, tang diệp, mỗi thư đều có hiệu quả tốt. tang cúc ẩm, ma vĩ thang cũng đều chú ý đến âm dịch không đủ, để có phần bảo vệ âm. nếu vị thuốc khổ hàn quá nhiều, liều lượng quá lớn, thường dẫn đến khổ hàn hoá táo, làm cho tích nhiệt bên trong càng nhiều, nên phải thận trọng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình