Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Thuốc đông y thường dùng chữa cảm mạo phong nhiệt. Thuốc đông y thường dùng chữa cảm mạo phong nhiệt. Thuốc đông y thường dùng chữa cảm mạo phong nhiệt. Thuốc đông y thường dùng chữa cảm mạo phong nhiệt.

1. tang cúc ngân kiều tán. Thuốc này gồm có tang cúc ẩm kết hợp ngân kiều tán cho thêm một số vị thuốc làm thành. Dùng ngân hoa, liên kiều, đậu xanh để thanh nhiệt giải biểu, phối hợp với đàm trúc diệp, hoạt thạch để làm trơn, tăng cường tác dụng thanh nhiệt. Dùng bạc hà, kinh giới, thiền thoát, đàm đậu cổ để tân lương giải biểu, làm nhẹ phong nhiệt. Tang diệp, cúc hoa để tăng cường tác dụng giải biểu. Dùng cát cánh, ngưu bàng tử, hạnh nhân để giãn phổi chặn ho. Phối hợp với xuyên mẫu, cương tàm để hoá đờm khử phong. Dùng lô căn thanh nhiệt sinh tân hợp thành thuốc thanh nhiệt sơ phong, giãn phổi chặn ho, lợi họng hoá đờm, rất thích hợp với người bị ngoại cảm phong nhiệt kiêm nhiệt đàm tích trong phổi.

2. Ngân kiều dải độc hoàn. Thuốc này là loại thuốc biến dạng của ngân kiều tán, thích hợp với người bị cảm mạo phong nhiệt nhưng sốt nhiều rét ít, đau đầu đau mình, miệng khát, không mồ hôi hoặc ít mồ hôi, ngạt mũi ho, đau họng.

3. Phong nhiệt cảm mạo xung tễ. Dùng ngân hoa, liên kiều, bàn lam căn làm thuốc chính để tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc; dùng tang diệp, cúc hoa, bông kinh giới, bạc hà làm thuốc phụ để trục tà, giúp cho thuốc chính giải biểu hạ sốt. Ngưu bàng tử, hạnh nhân, cát cánh giúp họng khử đàm. Lô căn để thanh nhiệt sinh tân, đều là thuốc phụ trợ. Toàn bài thuốc có tác dụng sơ phong thanh nhiệt là chính nhưng có kết hợp giãn phổi bổ họng, rất thích hợp đối với cảm mạo phong nhiệt.

4. Cảm mạo thối nhiệt xung tễ. Thuốc này chủ yếu là thanh nhiệt giải độc. Dùng đại thanh diệp, bàn lam căn là thuốc chính, liều lượng tương đối lớn. Dùng liên kiều, huyền sâm làm thuốc phụ, để tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc. Rất hiệu nghiệm đối với chứng cảm mạo phong nhiệt mà họng sưng đau.

5. Nhiệt độc thanh phiến. Thuốc này tác dụng thanh nhiệt giải độc tương đối mạnh, dùng trọng lâu là thuốc chính để thanh nhiệt giải độc, bàn lam căn, bồ công anh là thuốc phụ, dùng băng phiến để khuếch tán, giúp cho toả nhiệt ở biểu. Dùng cam thảo để điều hoà vị thuốc và có thể giải độc. Hợp lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

6. Tang cúc cảm mạo phiến. Loại thuốc khác của tang cúc ẩm, sử dụng chủ yếu cho các chứng sốt nhẹ sợ rét, miệng hơi khát, ra mồ hôi, ngạt mũi, đau họng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sổ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình