Hỏi: xin ngài cho biết trị pháp của hán phương về chứng suy giảm huyết tiểu bản (hyperplasie de plaquette sanguine) (1)? Ngoài ra, có thể dùng thuốc trung y điều trị khỏi chứng suy giảm tiểu cầu không? Làm thế nào có thể mua được loại thuốc hán phương mà người trung quốc đã dùng?
Đáp : điều 3 kỳ 4 “ Trung quốc Tạp chí” phát hành tháng tư năm 1960, có đăng tải “dùng trung dược và và châm cứu điều trị a trường hợp bệnh tử ban giảm tiểu cầu nguyên phát. Văn bản này do bác sĩ trung y khoa nhi bệnh viện nhân dân thành phố hợp phì họ vương và họ chu (y sư châm cứu ) hợp tác điều trị có kết quả viết ra, đồng thời giới thiệu kết quả kiểm tra lâm sàng của y học hiện đại.
Báo cáo ấy có giải đáp câu hỏi của ngài hay không thì không thể khẳng định, nhưng cũng có thể tham khảo, xin trích dẫn điều cốt yếu như sau:
Bệnh tử ban giảm tiểu cầu là một bệnh do huyết tiểu cầu trong máu giảm đi và tăng khuynh hướng xuất huyết . Thanh niên và trẻ em hay mắc phải. Phân biệt hai loại là nguyên phát và thứ phát. Đối chứng trị pháp của tây y cho dùng các nguyên tố kết hợp c, d, k… và truyền máu. Nếu cả hai đều vô hiệu thì học cắt lá lách (splénectomie). Còn các tác giả trên lại cho bệnh nhân dùng thuốc trung y hoạt huyết phù chính kèm theo châm cứu trị pháp. Báo cáo cụ thể về ba bệnh nhân nói trên, chứng trạng và sử phương với ba người này nói chung là đại đồng tiểu dị (giống nhau nhiều, khác nhau ít) xin phép chọn ra hai ca trong đó để giới thiệu với ngài như sau:
- Hồng, nữ, hai tuổi rưỡi vào tháng tư năm 1959, theo lời bố bệnh nhi kể thì ngày và đêm bé không ngừng chảy máu cam. Chứng hiện nay: ngày mười bảy tháng ba bé phát bệnh sốt cao, có ho chút ít, 2-3 ngày sau, mặt và toàn than xuất hiện các nốt huyết chẩn màu đỏ (xuất huyết dưới da) , lại qua 3-4 ngày, chẩn tự nhiên tiêu thoái. Trưa ngày hôm qua đột nhiên chảy máu cam, qua 7-8 giờ không cầm, mất chừng 400-500 cc máu. Đã tiêm thuốc cầm máu và châm cứu đều vô hiệu.
Khám bệnh: bệnh nhi ở trạng thái trầm trọng. Doanh dưỡng phát dục trung bình; da toàn thân đều có ban xuất huyết màu đỏ tối, ý thức bnh2 thường, hô hấp bình thường nhưng vô tinh thần, sắc mặt trắng xanh hơi phù thũng , mũi có vết tích ra máu. Môi cũng trắng xanh. Tim phổi không có gì khác. Khám bụng : sờ thấy gan to dưới bờ sườn 2 cm, lá lách không sờ thấy. Kiểm tra sét nghiệm lâm sàng : hông cầu 1.450.000, tiểu cầu chì từ 20.000-40.000 tỷ lệ hb=22%, bạch cầu tăng đến 11.000 (neutro 63%, lympho 37%). Thời gian chảy máu ts=10phút. Cục máu đông qua 24 giờ vẫn chưa hoàn toàn hết. Tế bão võng nội bì là 3.5%. Theo đó đã chuẩn đoán là: tử ban sẩn đỏ dưới da (érythro dermie) do giảm tiểu cầu. Do điều kiện kinh tế của bệnh nhân không thể truyền máu ngay, cho nân quyết định dùng trung dược và châm cứu để điều trị. Bệnh nhi đã qua châm trích thiếu thương, khúc trì, hành gian (cả hai ben) thượng tinh mỗi ngày châm một lần. Phương thuốc là: đương qui, hoàng kỳ, kim ngân hoa đều 3đ, mẫu đơn bì, sơn dược đều 2đ, vân tinh đều 1.5đ. Ba ngày sau máu cam ngừ. Các trạng thái đều chuyển tốt. Ngày thứ tư không tái phát ban xuất huyết mới. Ngày thứ năm ăn uống tăng tiến. Kết quả kiểm tra lại xét nghiệm là tiểu cầu tăng đến 1.420.000 (142 vạn). Ngày thứ bảy, máu cục (huyết bính) sau 24 giờ hoàn toàn thu lại, tiểu cầu tăng đến 1.550.000 (155 vạn), hồng cầu 2.150.000, tỷ lệ hb=45%. Ngày thứ chín vì nguyên nhân kinh tế nên ra viện, vẫn tiếp tục điều trị. Về sau các chứng đều chuyển biến tốt, không tái xuất huyết, ăn uống tăng tiến; nhưng vẫn thiếu máu, cón phải uống thuốc. Đây là một kinh nghiệm điều trị thu kết quả rõ nét.
Về sau này, khi thảo luận, nguyên tác giả đã chỉ rõ trung dược điều trị loại bệnh nhân phát ban có nhọt bồ đào (bồ đào sang) chủ yếu lấy phương châm phù chính giải độc, thanh nhiệt lương huyệt”.
Ta hãy xem xét xem thành phần của phương thuốc ấy: đương qui, hoàng kỳ bổ khí huyết; mẫu đơn bì khử tráng nhiệt trong máu, trừ ứ huyết, thược dược có tác dụng thu sáp, có thể chỉ xuất huyết; bạch biển đậu bổ tỳ vị, cam thảo có công năng trợ vị tràng, kim ngân hoa có tác dụng dưỡng âm giải độc; phục linh lợi thủy thanh nhiệt, có khả năng sơ đạo ứ huyết cho hạ. Tổng hợp tác dụng của các thuốc kể trên tức là có thể đạt đến “phú chính, giải độc, thanh nhiệt, lương huyệt tới mục đích”. Trong các huyệt đã châm, hành gian là can kinh huyệt, ở ngón chân cái có tác dụng cầm máu; và điều chỉnh tác dụng của tỳ vị; khúc trì thuộc đại tràng kinh có thể xúc tiến công năng tỳ vị, khiến tà khí không hành. Thiếu thương thuộc phế kinh, thượng tinh thuộc đốc mạch là yếu huyệt cầm máu cam. Các bạn nân tham khảo: hoạt huyết phù chính thang và các thứ gia giảm của nó.
Đối với nhật bản, các soạn giả chúng tôi hay dùng qui tỳ thang hoặc thập toàn đại bổ thang để điều trị, nhưng không nhanh chóng như ở trung quốc. Soạn giả đã dùng hán phương điều trị chứng giảm huyết tiểu cầu, thiếu máu ác tính, bệnh bạch huyết (leucose), chứng thiếu máu tái sinh chướng ngại .v.v…phần nhiều dùng qui tỳ thang kiêm với ngưu hoàng hoàn và viên chế sẵn diệp lục tố. Soạn giả không kinh nghiệm điều trị bằng châm cứu, nhưng xem ra cách châm như trên là thích hợp. Thang hoạt huyết phù chính mà trung quốc hay dùng và thang qui tỳ mà chúng ta thường dùng trong các cửa hàng đông dược đều có bán. Qui tỳ thang gồm: nhân sâm, bạch truật, phục linh, toan tảo nhân, long nhãn nhục đều 3đ, đương qui, hoàng kỳ đều 2đ, viễn chí 1.5đ.
Cam thảo, mộc hương, đại táo đều 1đ. Đó là liều lương của người lớn trong 1 ngày. Cho thuốc ấy vào 600cc nước, đun 40 phút giảm nước thuốc còn 300cc.
Mỗi lần uống thuốc 100cc, ngày 3 lần, trước bữa ăn một giờ. Trẻ em giảm còn 1/2 , trẻ còn đang bú chỉ 1/3 là vừa. |