Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Tác dụng độc của tỳ bà diệp và cam lộ ẩm

Hỏi: Tỳ bà diệp là chất có độc xem mục 57 điều 2 báo hán phương y dược năm 1972. Nếu dùng lâu dài phương cam lộ ẩm, có chứa vị tỳ bà diệp thì sẽ phát sinh chướng ngại gì, nhất là tác dụng độc đối với can và thận ?

Đáp: 1. Tỳ bà diệp không có độc tính.

Trong bản thảo cương mục của lý thời trân có nói rõ khí vị của tỳ bà diệp - vị đắng, khí bình, không độc. Trong sách “dược tính năng độc” của khúc trực lạn đạo tam cũng nói “khổ, bình, không độc”. Nhưng trong phần tu trị của bản thảo cương mục đã nhấn mạnh vấn đề ứng dụng của vị tỳ bà diệp là “nướng trên ngọn lửa, lấy vải lau để khử lông ở lá”, lại cảnh giác nói thêm: nếu không trừ hết lông ở mặt sau lá, thì gây kích thích phế mà gây ra ho không ngừng, đồng thời chỉ ra rằng:

“Khi dùng cho bệnh dạ dầy, nên tẩm nước gừng (mật), rồi nướng, khi dùng cho bệnh phổi, nên tẩm nước mật gừng rồi nướng”. – căn cứ vào lời trên, tẩm gừng hoặc tẩm mật mà nướng (dùng nhiệt xử lý) cách dùng này cần xem xét lại, tựa hồ có thành phần độc tính vậy.

Vậy thành phần có độc ấy là gì ? Trong sách “hán phương y dược”chỉ rõ là có chất hạnh nhân tố (hcn) ngoài ra còn có một thuyết cho rằng: trong tỳ bà diệp có chất của tạo giác (saponone) acid cyanhydric hcn và một số ít dạng muối cyanuya. Trong quốc trạch bản thảo cương mục nói rõ các điều này.

Thời kỳ đầu niên hiệu vua chiêu hòa đã lưu hành “tỳ bà diệp liệu pháp (hiện nay vẫn còn một số nơi áp dụng lối chữa bệnh dân gian). Thời ấy ở tỉnh triều bạn khí hạ dinh” nổi tiếng có một thiền tự gọi là kim địa viện. Trụ trì chùa này là hà dã thiền sư đã mực viết kinh trên lá tỳ bà sau đó hơ trên ngọn lửa, rồi đem lá ấy chà sát trên bụng người bệnh từ 3-5 phút, theo lời kể của sư thì pháp này có thể điều trị vạn bệnh. Trong một thời , trong phạm vi toàn quốc, vô số các bệnh nhân có bệnh khó chữa, cố tật, tụ họp thành đội, nườm nượp kéo đến. Sự việc này đã được giới thiệu ở báo “nhật bản và người nhật”. Trong sách “hán phương và thuốc dân gian” của ngày đại chủng kính tiết và sách “dược dụng dược vật” của đằng nhuận bình đã ghi chép tường tận phương pháp này - cứ theo thuyết ấy đều là lấy lá nướng trên lửa, để khiến cho lá bài xuất chất hcn ra, đại khái là lợi dụng sự thẩm thấu và tính kích thích của hcn mà phát huy tác dụng có hiệu quả.

Còn như công hiệu của tỳ bà diệp, trong bản thảo cương mục và hòa ngũ bản thảo cương mục đều ghi chép rõ ràng là : “hòa vị, hạ khí, thanh nhiệt, giải độc, chữa cước khí”. Sở dĩ lấy lá ấy điều trị được các bệnh phế và dạ dày là do nó hạ được khí, “khí hạ thì hỏa giáng, bệnh không thể không xuống – khí hạ thì ngừng nôn, khí hạ trị khát, chỉ khái (ngừng ho) v.v… vì thế cho nên tỳ bà diệp có tác dụng kiện vị, trấn khái lợi niệu, giải độc (rắn cắn, trùng độc đốt, lở cây sơn v.v…) giải sang nhiệt ở thượng bộ, viêm da …

2. Nói về cam lộ ẩm, trong phương này có thục địa hoàng, can địa hoàng, thiên môn đông, mạch môn đông, hoàng cầm đều 12g, nhân trần, tỳ bà diệp, cam thảo, thạch hộc đều 8g, chỉ xác 4g - phạm vi ứng dụng của phương này là: a/ viêm xoang miệng, b/ chân răng chảy mủ, c/ hoàng đản (vàng da)- phương này cũng là thông qua hạ khí  mà giải vân nhiệt ở thượng tiêu , lương huyết nhiệt , thanh được nhiệt ở can và đởm .

Theo như lời văn sách “hán phương y dược” cũng đều nói lên điều đó. Trong phương này có một lượng nhỏ tỳ bà diệp khô , đã qua chưng lên bằng nhiệt của lửa, khi dùng thì chủ yếu biện chứng , không sợ lầm. Nói chung là không có tác dụng độc rõ ràng, nhưng nếu bệnh nhân thuộc loại mệt mỏi cực độ có chứng dương hư như trong sách hòa ngũ bản thảo cương mục đã nói, hoặc là phế, vi có hàn, thụ lãnh, thì không nên dùng phương này - sỡ dĩ nói là không thích hợp , cũng là phương và chứng không tương hợp. Lúc ấy nếu cố tình dùng thuốc này, sẽ dẫn đến ăn uống giảm thiểu, vùng tim xuất hiện cảm giác nghẽn tắc, hoặc là ỉa chảy v.v… khi mắc vào tình huống như vậy tất phải đổi dùng phương khác.

Theo thuyết xưa mọi người đều lấy lá tỳ bà nấu thành than (tỳ bà diệp, nhục quế,cam thảo, cam trà, nga truật v.v…)để làm đồ uống trong mà hè, giải nhiệt, dùng để kiện vị và phóng trúng thử, dùng đãi khách hoặc cung ứng cho khách đi đường

Ngoài ra, cho tỳ bà diệp vào nước đun nóng để tắm, có thể giữ da dẻ quang hoạt, phòng ngừa rôm sẩy mùa hè,. Chất độc trong phép dùng này đại khái không thành vấn đề. Về trị pháp dùng cam lộ ẩm chữ bệnh hoàng đản và phù thũng mà nói, không có tác dụng độc rõ ràng với can thận.

Soạn giả đã nhiều năm dùng cam lộ ẩm, đến nay chưa từng gặp, chưa từng nghe trúng độc gì có liên quan.

Nhưng vẫn cần nhấn mạnh một điểm, phương này thích hợp với những thấp nhiệt, các chứng ứ huyết. Do đó bệnh nhân thuộc chứng hư nhược khi dùng phải thận trọng, nhất là khi dùng liên tục lâu dài cam lộ ẩm phải cần đặc biệt chú ý đề phòng.


 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình