Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cát căn thang, ma hoàng thang có thể dùng cho thai phụ được không?

Hỏi: nếu có chứng thích hợp, cho thai phụ uống thuốc có vị ma hoàng như cát căn thang, ma hoàng thang đối với thai nhi có ảnh hưởng gì không tốt hay không?

Đáp: dùng một câu trả lời, có thể nói rằng:

- “chỉ cần có chứng thích hợp với phương, thì có cho thai phụ dùng cát căn thang hay ma hoàng thanh, đối với thai nhi không có ảnh hưởng gì xấu cả”. – nhưng nếu chứng trạng thích hợp ấy đã hết, phải lập tức đình chỉ uống ngay, đề phòng ra mồ hôi nhiều, hoặc hãm vào hư thoát, đặc biệt đối với thai phụ vốn đã là hư nhược, lại mang thai phải cần chú ý.

Để tham khảo xin kể một số điều cấm kỵ cho thai phụ:

1. Phụ nữ có thai bị cảm mạo, khi phát hãn, nếu cho rằng thuốc co ma hoàng quá mạnh, có thể đổi dùng sâm tô ẩm của hậu thế phương.

Sách “y phương khẩu quyết” nói : sâm tô ẩm là phương hoãn hòa, trong các phương phát tán. Người già hư nhược, tiểu nhi, thai phụ, khi bị cảm mạo dùng phương này là hợp. Sâm tô ẩm không có ma hoàng, tác dụng phát hãn chủ yếu là tô diệp.

2. Trong lời tựa sách bản thảo cương mục có nói về thai phụ cấm kỵ, có đề ra 84 vị thuốc. Nói chung các vị thường dùng là phụ tử, quế tâm , nam tinh, bán hạ , bán đậu, đại kích, ý dĩ nhân, đào nhân, mẫu đơn bì, hồng hoa, tô mộc, đại giả thạch, mang tiên, thủy điệt, manh trùng, ngưu hoàng, sạ hương, sinh khương .v.v… không kể đến ma hoàng. Nhưng các vị kể trên không phải là thuốc tuyệt đối cấm kỵ, chỉ là thuốc khi dùng phải nên thận trọng. Nếu có phương và chứng hợp nhau, thì có dùng cũng không hại gì, ví dụ bán hạ, sinh khương tuy liệt vào thuốc cấm kỵ, nhưng khi thai phụ ố trở (nghén) vẫn được dùng tiểu bán hạ gia phục linh thang cho nên không phải tuyệt đối không được dùng.

3. Soạn giả đã cấp cho một thai phụ 26 tuổi, mang thai bốn tháng, mười ngày uống phương để đương hoàn, do là thai phụ này mắc buồn trứng nang thũng (kyste de l’ovaire) phát sinh xoắn vòi dẫn trứng quá mạnh mà dẫn đến  xuất huyết ổ bụng. Sau khi uống thuốc mỗi lần đại tiện ra máu vài lần, cuối cùng trừ được chứng ứ huyết ổ bụng, sau khi chứng nang thũng hồi phục như cũ, bệnh viện mới đề nghị phẫu thuật, đủ tháng bệnh phụ ấy thuận sản, thu được hiệu quả tốt. Để đương hoàn gồm có thủy điệt manh trùng, đào nhân, đại hoàng tạo thành… đều thuộc loại “thai phụ cấm kỵ”. Nhưng nếu có chứng tương hợp với phương ấy, thì vẫn không gây ra xẩy thai được; phương chỉ có tác dụng xúc tiến cho ứ huyết ra ngoài, còn thai nhi vẫn an toàn không sao cả. Đương nhiên, nếu phương chứng không tương hợp, mà mạo nhiên áp dụng thì tạo ra mối nguy xẩy thai.

4. Một trường hợp dùng ma hoàng thang thu được thắng lợi trong việc điều trị chứng nan sản:

Trong sách quất song thư ảnh  của ông thiển điền tông bá có nói đến một thai phụ, sau khi phá thủy (chọc nước ối) bị sợ gió, eo lưng đau như cắt, rất khổ vì khó đẻ. Vì có mạch phù sác, có cơ nhục nóng, nên cho là có ngoại cảm, thầy thuốc cho dùng ma hoàng thang gia phụ tử để ôn dương phát hãn. Sau đó chứng đau eo lưng khỏi, lập tức mẹ đẻ được một gái.

Ngoài ra, sách “nữ khoa yếu quyết” có nói đến một san phụ sau khi phá thủy, đầu thai ra mà khó đẻ, bị đau khổ liên tục 6 ngày liền, sốt cao, không mồ hôi, đầu, gáy,eo lưng đau cứng (cượng thống) nên thày cho đại tễ ma hoàng thang bảo ôn. Sau khi uống không lâu, mồ hôi ra, nhiệt đô xuống, thai phụ muốn ăn, ăn xong, lập tức đẻ con ngay.

Xem đó, thì ma hoàng thang phát huy được tác dụng thôi sinh.

Đạo lý của các hiện tượng trên đều thuộc câu:

“dục nhập nam phong tiên khai bắc song”

(muốn cho gió nam vào, thì trước tiên phải mở của phía bắc)

Chúng ta có thể nói rằng: thông qua phát hãn ta đã mở được cửa phía bắc, do đó mà gió nam có thể xuyên qua, được bình an mà thuận sản

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình