Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Hán phương điều trị tâm quí dạng thần kinh can tiến?

Hỏi : một bệnh nhân 44 tuổi, tháng mười năm 1972 mắc chứng yết hầu khí quản viêm. Đã dùng phún lộ pháp phun chất lưu huỳnh. Về sau huyết áp thành không ổn định, cao thì đạt 140/100 mmhg, nếu tụt xuống 130/90 mmhg thì cảm thấy đau đầu tấm quí, (hồi hộp) can tiến, ngực như bị đè nén, mạch nhanh, hô hấp gấp, tứ chi thoát lực v.v… khi không cảm thấy chứng trạng tự giác ấy thì huyết áp thấp, nói chung chỉ 126/86 mmhg. Từ tháng mười năm 1983 trở đi thì phát tác súc đoản, nên đã nằm viện ba tuần, kiểm tra kết quả ecg, x quang lồng ngực, máu, nước tiểu đều bình thường, soi dạ dày chỉ thấy hiện tượng viêm dạ dày mãn tính. Nhưng sau khi xuất viện, chứng trạng vẫn tồn tại, dù tương đối có đỡ, nhưng tựa hồ cách nhật bệnh phát một lần, dùng viên thuốc ngủ an thần, dùng các loại hợp chất có phosphoric acid đều vô hiệu ; chưa dùng thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, bình thường có khuynh hướng đại tiện nhão nhoét.

Với tình huống trên, đông y nghĩ sao, nên cho họ dùng phương gi, uống thuốc trong bao lâu ?

Đáp : các chứng đã giới thiệu, theo góc độ hán phương cần được chỉnh lý, đem quần thể chứng phức hợp ấy xếp vào chứng đối ứng trong hán phương. Hơn nữa còn phân tích xem có bao nhiêu chứng gần gũi với phương không.

Theo lời ông kể, khi không có chứng tự giác, ha xấp xỉ 128/86 mmhg, có thể suy ra rằng huyết áp chịu ảnh hưởng sự bất ổn định của thần kinh mà lên xuống dao động (làn sóng). Từ các chứng ấy, ta suy ra rằng. Có thể cho là các chứng nói trên và nhân tố thần kinh quan hệ mật thiết với nhau. Theo như ông kể xem ra là tam quí can tiến dạng thần kinh. Đối với trường hợp này hán y lập phương đối ứng như sau:

1. Sài hồ gia long mẫu lệ thang (thương hàn luận)

Phương này lấy mục tiêu là “hung mãn phiền kinh”. Gọi là hung mãn phiền kinh là trỏ vào từ bụng trên đến lồng ngực (khoảng giữa) trướng muộn và khẩn trương, dễ bị sợ hãi, thần kinh quá mẫn, mé cạnh rốn động quĩ can tiến (máy động). Hàng ngày cảm thấy phát cơn tim hồi hộp máy động. Thể chất bệnh nhân thuộc loại cân cốt chất (loại gân guốc) là thực chứng. Không rõ ràng cảm giác hư thoát mệt mỏi, có khuynh hướng tiện bí thì dùng phương này. Bệnh nhân cao huyết áp mà có chứng thần kinh, tâm quí can tiến , hung bộ (vùng bụng) có cảm giác áp bách (khó chịu) thường dùng phương này, nhất là bệnh nhân có thực nhiệt chứng mà tương đối có thể lực, rất thích hợp phương này.

Sử phương : sài hồ 20g, bán hạ 16g, phục linh, quế chi đều 12g, hoàng cầm, đại táo, nhân sâm, long cốt, mẫu lệ đều 10g, can sinh khương 4g (tiện bí gia đại hoàng 4g).

1. Sài hồ can khương quế chi thang (thương hàn luận)

Tâm quí can tiến hoặc tâm quí kéo dài không dứt, nhìn theo góc độ hán y, đại đa số có khuynh hướng hư chứng, nếu các chứng của bệnh nhân kể trên ở trình độ hư chứng, chứng của sài hồ long cốt mẫu lệ thang nặng thêm một mức, thì nên nghĩ đến dùng sài hồ can khương quế chi thang.

Mục tiêu ứng dùng của thang này là :

Có khuynh hướng thiếu máu, động quí hoặc tâm quí can tiến, hô hấp cấp bách, hung hiếp khổ mãn nhẹ, tức là có cảm giác bức bách lồng ngực, mạch và bụng không đủ can cương thực, phúc lực nhược, trên rốn có động quí, tứ chi mệt mỏi, cảm giác miệng khô nhưng uống nước không nhiều, dễ ra mồ hôi, đại tiện bí ít mà phần nhiều nhão nhoét.

Sử phương : sài hò 24g, quế chi, qua lâu thực, hoàng cầm, mẫu lệ điều 12g.

Cam khương, cam thảo đều 6g.

1. Bán hạ hầu phác thang (kim quĩ) hoặc hợp phương với quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang.

Thỉnh thoảng xuất hiện cơn căng quí can tiến, hung muộn, có cảm giác rất không yên, sinh ra tâm lý sợ chết, một mình không thể ra ngoài, hay chấp nhặt các chi tiết … khi phát cơn hay đái són, hoặc yết hầu cảm thấy có dị vật nhưng thực ra chỉ là tại ý thì dùng phương này thích hợp. Ngoài ra, có sa dạ dày, dạ dày viêm mạn, lại có vị nội đình thủy (trong dạ dày tích nước) cũng nên dùng phương này.

Nếu dùng chỉ một phương bán hạ hậu phác thang hiệu quả không lý tưởng, động quí, khí đoản vẫn luôn luôn phát tác có cảm giác không yên và trên rốn động quí can tiến, túc bộ lãnh cảm (chân lạnh), sắc mặt trắng xanh, ăn uống không tốt có thể dùng bán hạ hậu phác thang hợp quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang (khi hợp phương thì lượng thuốc nên giảm 2/3 là hơn).

Bán hạ hậu phác thang :

Bán hạ 28g, phục linh 20g, hậu phác 12g, tô diệp 8g, can sinh khương 4g (kim quỹ yếu lược).

Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang

Quế chi 16g, cam thảo, long cốt, mẫu lệ đều 10g.

1. Bôn đồn thang (kim quỹ)

Phương này hay dùng điều trị chứng sợ hãi (thụ kinh) hoặc tưởng đến là sợ một sự vật gì hoặc đột nhiên nhận thấy sự cố gì đó rồi lại thôi, mà hình thành chứng thần kinh. Từ đó dẫn đến phát sinh chứng tâm quí can tiến kiểu thần kinh, cứ bị khốn nhiễu kéo dài. Loại tâm quí can tiến này gọi là bôn đồn (1). Bụng dưới hoặc mé rốn tựa như là có vật gì muốn nhảy vọt ra, hướng vào yết hầu mà thượng xung, như lợn con chạy mà thượng xung vào vùng tâm hạ hoặc chính nơi tim, hoặc sau yết hầu. Sau đó bỗng nhiên lại đình chỉ, cơn phát ra rồi lại ngừng, bệnh cảm như là tiêu ngay lập tức, mà có khi cơn thì cực kỳ không yên, tựa hồ như chết ngay được. Đây là chứng thần kinh tim rất đặc biệt.

Sử phương : cát căn, cam lý căn bì (rễ trắng của cây mận ngọt) đầu 20g, bán hạ 16g, đương qui, xuyên khung, thược dược, hoàng cầm, cam thảo đều 8g.

Lượng thuốc dùng trong một ngày của các phương nói trên cho vào 600 cc nước , đun cạn còn ½, bỏ bã, phân ra ba lần, trước bữa ăn một giờ, uống nóng.

Có thể chia làm hai lần uống sáng và chiều.

Các chứng mà ngài đề ra để hỏi, có thể đối chiếu xem tương đối thích ứng với phương nào. Sau đó lựa chọn phương nào gần gũi nhất. Hán y lấy nguyên tắc là “bất ngộ dụng” (không dùng lầm). Phân loại theo trình tự từ hư đến thực là hợp lý. Đấu tiên ta bắt đầu từ hư chứng, hãy cho dùng phương thứ ba, sau đó dùng phương thứ hai. Nếu còn phát ra giống như “bôn đồn” thì mới dùng phương thứ tư. Nếu bệnh nhân thuốc thể chất cân cốt mà có thực chứng hữu lực mới đổi dùng phương một. Theo thứ tự thuận đó mà linh hoạt vận dụng. Theo đánh giá của soạn giả, thì bệnh nhân của ngài thuộc phương hai hoặc phương ba là tương đối hợp lý hơn cả.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình