Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Dùng hán phương chữa sỏi mật?

Hỏi: một bệnh nhân nữ 75 tuổi, sáu năm về trước phát sốt, sán thống, nôn mửa trước tiên; rồi phát ra chứng sỏi đường mật. Khi ấy dùng loại thuốc có khí chlore (c1) ví dụ chlorure de magnésie cho tiêu thoái các chứng. Về sau ngẫu nhiên bị đau vùng tim, nôn mửa. Qua x quang kiểm tra, vì có sỏi mật, nên chưa chụp ảnh túi mật được, nhưng đường tiêu hóa chưa có gì khác thường, lại vì tuổi già, và lại có cố tật hen phế quản, khó mà thực thi phẫu thuật. Cho nên mời thỉ số đạo minh tiên sinh, xin ngài chỉ giáo cho phương thuốc điều trị bệnh đó.

Đáp: đối với bệnh sỏi đường mật, thì Hán y nên dùng phương thang gì, cần phải căn cứ vào khuynh hướng thể chất của người bệnh; các chứng tha giác và tự giác rồi mới ấn định trị pháp được. Tức là căn cứ vào chứng (ở đây hiểu là chứng cứ, bằng chứng) rồi tuyển dụng các phương khác nhau. ở đây tôi xin đưa ra một số phương tiêu biểu để các vị tham khảo.

Đại sài hồ thang ( thương hàn + kim quĩ)

Khuynh hướng thể chất thích hợp với phương này là:

Thề lực tương đối khỏe khoắn, loại người có gân thịt chắc, hoặc thể hình béo phì, có chứng mà hán y gọi là phúc chứng hung hiếp khổ mãn, tức là dưới vành xương sườn dưới, nhất là bên phải hạn sườn, tương đối với bộ vị của can và đởm phát cứng, khẩn trương, có áp thống đề kháng (ấn đau chống cự tay ấn), khổ muộn, lợm giọng, nôn mửa, kiên ngưng (vai đau), mé phải lưng đau nhức v.v…(1)

Bệnh nhân kiêm có chứng hoàng đản nhẹ và hơi sốt cũng có thể dùng bản phương. Nếu hoàng đàn rất rõ ràng thì gia nhân trần, sơn chi tử đều 8g. Có tiện bí gia đại hoàng 4-8g. Sau khi uống thuốc, các chứng tự và tha sẽ nhanh chóng chuyển biến, hòn sỏi nếu không to lắm thì có khả năng xúc tiến bài trừ ra ngoài mà thu được hiệu quả khỏi hẳn một cách thuận lợi.

Nếu các chứng nói trên còn rất nhiều, viên sỏi lại khá to, số lượng sỏi nhiều, hoặc hình dạng không theo qui tắc, thì sự bài sỏi ra nhất định là khó; nhưng nếu các chứng tự giác chuyển biến tốt, thì nên dùng thuốc lâu dài, sẽ thấy hiệu quả.

Sử phương: sài hồ 24g, bán hạ 16g, hoàng cầm, thược dược, đại táo 12g, chỉ thực, can sinh khương đều 4g.

2.    Sài hồ quế chi thang (thương hàn – kim quỹ).

Chứng thích ứng của phương này là: thể chất bệnh nhân so sánh với thể chất bệnh nhân đại sài hồ thang có hơi bị suy nhược hơn, độ khẩn trương của cơ bắp không rõ ràng lắm, mức độ hung hiếp khổ mãn cũng nhẹ hơn, phúc bộ (vùng bụng) không cương cứng như trường hợp trên. Phần nhiều là không có khuynh hướng tiện bí, nhưng khi có khuynh hướng tiện bí thì gia đại hoàng 2-4g.

Sử phương : sài hồ 16g, bán hạ 16g, quế chi 10g, hoàng cầm, nhân sâm, thược dược, đại táo, cam thảo đều 8g. Can sinh khương 4g.

3.     Lương thực thang ( liệu trị đại khái).

Thể chất ứng dụng phương này so với hai phương trên thiên về hư nhược hơn: người già, người vốn có vị tràng suy nhược, hoặc bệnh lâu ngày, thể lực giảm sút… khi mắc chứng sỏi mật nên dùng phương này.

Bệnh nhân thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau, có lúc lợm giọng, túi mật có áp thống đề kháng (tương đương với điểm murphy của y học hiện đại) (1). Nhưng toàn thể bụng ở trạng thái mềm yếu, trì hoãn, không khẩn trương thì nên dùng phương này là hợp.

Sỏi mật tương đối nhỏ, cùng theo với chứng trạng mà chuyển biến tốt, có khi cơ thể dần dần bài xuất, nhưng sỏi đã đạt tới mức to nhất định, số lượng lại càng nhiều, hoặc chứng trạng kịch liệt, phát cơn luôn luôn, có cảm nhiễm hoặc có cơ nguy xuyên thủng thì nên sớm đi phẫu thuật là hơn.

Sử phương: phục linh 5g, bán hạn 5đ, quế chi 3đ, đại táo 3đ, cam thảo 6đ, chỉ thực 6đ, lương khương 3gam.

4.    Kiêm dụng châm cứu:

Uống thuốc đồng thời kiêm dùng châm cứu trị liệu, có thể rút ngắn liệu trình, giúp cho viên sỏi bào xuất. Tháng chín năm nay, tại hội nghị thú y học lâm sang ở tokyo, có người báo cáo một số con bò bị sỏi tiết niệu, sau khi dùng liệu pháp châm cứu, đã dễ dàng bài xuất được sỏi.

Từ những mục tiêu thích ứng với phương kể trên tôi nhận thấy các chứng mà ngài kể ra, thì bệnh nhân là một phụ nữ cao niên đã có cố tật hen xuyễn, bệnh nhân không muốn phẫu thuật, thể lực tương đối suy nhược, cho nên đấu tiên hãy thử dùng phương thứ ba. Nếu không kiến hiệu thì đổi dùng phương thứ hai tương đối là thỏa đáng.

Ngoài ra, tuy có sỏi mật mà không có cơn đau, cũng không có chứng trạng tự giác rõ, tựa hồ không cần miễn cưỡng uống thuốc. Nếu thể cách kiện tráng, thể lực sung thực, mà có hung hiếp khổ mãn, có thể dùng đại sài hồ thang trường kỳ. Nhưng nếu chỉ dựa vào phương này, phần nhiều không hi vọng là viên sỏi to sẽ mòn đi hoặc bài xuất. Khi ấy, nếu kết hợp châm cứu, chắc là hi vọng ít nhiều có khá hơn.

5.    Tư liệu ký tải của y học Trung Quốc về liệu pháp chữa sỏi mật.

Báo “ trung y tạp chí” số 11-1958 và số 1-1960 đã đăng bài phát biểu của tỉnh Tứ Xuyên về việc dùng toàn cây “kim tiền thảo” đã phát hiện sớm ở thời nhà thanh (1758) nay đem dùng chữa sỏi mật hữa hiệu.

Hiện nay qua ứng dụng thực tế, thêm một bước chứng thực rằng cây đó có hiệu quả với bệnh sỏi mật. Vấn đề là ở chỗ dùng lượng quá nhiều, mỗi ngày dùng 200 đồng tương đương 800 gram đem sắc cho bệnh nhân uống. Phải dùng liên tục từ 2-8 tháng mới kiến hiệu.

Bài báo còn nói rõ, trong lâm sàng đã dùng thử, chứng thực rằng: kim tiền thảo có thể tiêu trừ sỏi mật. Kể cả các chứng tự giác và hoàng đản… thực nghiệm ở động vật cũng làm rõ tác dụng xúc tiến tiết dịch mật của gan và bài tiết mật của đởm.

Năm 1972, trong “tân biên trung y học khái yếu” do nhân dân xuất bản xã phát hành nói rõ là có phương thuốc về chứng sỏi mật, lấy kim tiền thảo làm chủ. Đối với 4 loại hình khí uất, chỉ có viêm túi mật là tương đối hữu hiệu. Còn ba loại hình khác, tức là kiêm cảm nhiễm, loại hóa mủ và loại có nguy cơ thủng thì vẫn cần đến phẫu thuật.

Về sau, tại các bệnh viện địa phương đã thành lập rất nhiều tổ chức nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu lâm sàng. Báo “trung hoa y học tạp chí” số 2 -1974, đã phát biểu bài luận văn quan sát thực nghiệm và đã tổng công kích liệu pháp chữa sỏi mật và sỏi đường dẫn mật và giới thiệu phương “hóa thạch thang” của trung y, lấy kim tiền thảo làm chủ dược vừa mới được sáng chế do tổ chứa nghiên cứu “ cấp phúc chứng” của trung y, lấy kim tiền thảo làm chủ dược vừa mới được sáng chế do tổ chức nghiên cứu “ cấp phúc chứng” của y học viện tuân – nghĩa, dùng sulfate de magnésium MgSO4 của tây y, hy diêm toan (muối chua), morphine, muối của acid nitrique (HNO3), cho đến các món ăn dầu mỡ, dùng các phương thức tổ hợp khác nhau, tiến hành thí nghiệm liệu pháp tổng hợp.

Kết luận của bài luận văn ấy là để thông qua một liệu pháp kết hợp trung tây y, để trong một thời gian ngắn thu được hiệu quả bài thạch.

Phương hóa thạch thang ấy gồm có: hổ trượng, kim tiền thảo đều 40g, mộc hương, đại hoàng, diên hồ sách đều 20g, chi tử 16g, chỉ thực 12g.

Ngày hai mươi tháng tám bảy năm nay đài truyền hình tân văn nhk đã truyền tin rằng: tiểu tổ điều trị sỏi mật của khoa ngoại bệnh viện thanh đảo đã ứng dụng phương pháp nói trên có hiệu quả.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình