Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hán phương điều trị viêm gan – sơ gan sơ kỳ?

Hỏi : một bệnh nhân nữ 54 tuổi, cao 1,54 mét , thể trọng 54 kg . Năm trước, vì mắc chứng viêm gan mạn tính (hay là  sơ gan kỳ đầu) nên nghỉ ngơi an dưỡng. Trong thời gian điều trị, mạch bình thường nhưng nhuyễn, đại tiện thông, không hoàng đản, hoặc gan bàn tay có ít hồng ban, toàn thân mệt mỏi, không muốn ăn, khi mệt lại cảm thấy lợm giọng. Gan không to, vùng bụng bình thường, không phù thũng.       Xin mời  thỉ số đạo minh tiên sinh giới thiệu hán phương gì thích ứng với căn bệnh nói trên ?

Đáp : về chứng của căn bệnh kể trên, chỉnh lý theo góc hộ hán y, có thể nhìn ra là bệnh nhân mắc viêm gan mạn đã hai năm, hiện tại ứng sử đối với các chứng trạng bệnh sơ gan thời đầu. Khi đang tĩnh dưỡng và điều trị, mạch nhuyễn mà vô lực, toàn thân mệt, không muốn ăn, gan không to, bụng rất bình thường, bệnh tình kể trên đây gần với “hư chứng của thiếu dương bệnh”. Đó là một giai đoạn của bệnh.

Nếu là “thực chứng thiếu dương bệnh”, thì vùng gan sưng to và áp thống đề kháng, tức là có thể dùng tiểu sài hồ thang và các phương gia giảm.

Nhưng lại là hư chứng thì thường dùng gia vị tiêu dao tán”. Chức năng gan thay đổi không nặng lắm, trình độ mạn tính hóa đã qua thì nên dùng phương sau. Phương này xuất phát từ điều phụ nhân bệnh trong sách hòa tễ cục phương. Đương nhiên, nam giới hoàn toàn cũng có thể dùng được, nhưng đa số phụ nữ dùng phương này thích hợp.

            Ở Trung Quốc, điều trị viêm gan mạn và sơ gan thời đầu hay dùng phương này, đến như gan tay có hồng ban, dưới da tràn máu, chảy máu cam v.v… các chứng ấy han y gọi là “huyết chứng”, “huyết nhiệt”. Các vị đương qui, thược dược, mẫu đơn, chi tử tất cả đều là dược vật thích ứng với loại chứng tràng này.

            Bệnh nhân kể trên khi mệt thì lợm giọng, lại không muốn ăn. Chứng này trong hán phương gọi lài tỳ vị hư là ý nói công năng dạ dày suy giảm, vì thế tất yếu là dùng lục quân tử thang để bổ hư cho tỳ vị.

            Vì vậy, đối với bệnh nhân nói trên, ta nên dùng hợp phương của 2 phương ấy, hợp phương gọi là tiêu dao lục quân là : đương /qui, thược dược, bạch truật, phục linh, sài hồ, nhân sâm, bán hạ đều 12g, mẫu đơn bì, chi tử, trần bì, đại táo đều 8g, cam thảo, bạc hà 4g, can sinh khương 2g (đó là liều dùng trong một ngày).

            Viêm gan mạn đã kéo dài, hãm vào hư chứng còn có thể dùng phương khác. Nếu toàn thân mệt mỏi, không muốn ăn, đái ít hoặc khó ra, ít nhiều có dấu tích hoàng đản, vẫn có thể ứng dụng. Phương ấy như sau: đương qui, bạch truật, phục linh, hạnh nhân, bán hạ đều 16g, sài hồ 12g, nhân trần 6g, chỉ thực, cam thảo đều 4g.

            Đối với bệnh nhân nói trên, trước hết dùng hợp phương tiêu dao lục quân thang. Nếu toàn thân khôi phục, mệt mỏi giảm thì tiếp tục dùng. Trong khi điều trị một thời gian, sau một tháng kiểm tra chức năng gan, nếu thấy chuyển biến tốt, nên dùng từ ½ đến một năm. Không hại gì. Nếu dùng 1-2 tháng rồi, mà không chút hiệu quả gì, tức là nên đổi dùng phương sách thứ hai là dùng phương đương quy bạch truật thang

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình