Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hai má và ngón tay bị phu can táo, bong

Hỏi : một bệnh nhân nữ 40 tuổi, ba năm về trước hai má và ngón chân ngón tay ở mé hai bên da phát khô, thô ráp, hình thành mảnh da mỏng, không ngứa, ngón tay và chân không có gì lạ. Tố bẩm da đầu không nhiều. Sự biến hóa của da không quan hệ gì với kỳ kinh, đại tiện mỗi ngày một lần. Uống thuốc v.e ít nhiều cũng có hiệu quả. Xin ngài cho biết phương thuốc của đông y để chữa chứng này ?

Đáp : đối với căn bệnh mà ông đề xuất, soạn giả tôi còn thiếu kinh nghiệm. Nhưng nghe thấy tên bệnh, xin nói ra một vài kinh nghiệm sử phương như sau:

Khi tuyển lựa hán phương, nếu những số liệu liên quan đến thể chất bệnh nhân, ví dụ như béo phì hay gày gò hay thể hình trung bình, cho đến các chứng tự giác mà bệnh nhân miêu tả, phiền nhiệt hay lãnh chứng v.v… có thể mượn đó mà phân rõ âm dương hư thực để mà phân tích. ở đây chỉ có thể dựa vào điều đã kể : da khô, biến thô ráp, hai má và các ngón hình thành phiến mỏng, dễ bóc tách … tôi xin giới thiệu năm phương có thể điều trị khỏi loại bệnh như thế để ngài tiện tham khảo.

Gia vị tiêu dao tán gia địa cốt bì, kinh giới … còn gọi là gia vị tiêu dao tán hợp tứ vật thang của hòa tễ cục phương. Phương gia vị tiêu dao gồm có : đương qui, thược dược, bạch truật, phục linh, sài hồ đều 12g, mẫu đơn, sơn chi 8g, cam thảo 6g, can sinh khương, bạc hà đều 4g.

Phương này dùng cho loại bệnh nhân hơi có khuynh hướng thể chất hư chứng, nhất là phụ nữ, có thể dùng cho huyết hư mệt mỏi, các nữ bệnh nhân có bệnh mạn tính về huyết chứng kiêm có chứng trạng thần kinh . Trong lĩnh vực khoa da liễu, thường dùng để điều trị thấp chẩn (eczéma) loại khô và mãn tính, chẩn mề đay (urticaire), gan bàn tay sừng hóa, ban chần do gan, mụn ghẻ ngứa khô ở chân (thường gọi là cước tiên). Khi dùng điều trị sừng hóa gan bàn tay và cước tiên (nốt ghẻ ở chân) nên gia địa cốt bì, kinh giới đều 8g. Nếu có bệnh ngoài da khó khỏi (ngoan cố), có thể hợp phương với tứ vật thang và gia xuyên khung, địa hoàng đều 8g, dùng được cho bệnh nhân do huyết nhiệt mà can táo, phương có đủ tác dụng thanh huyết nhiệt và thông nhuận tân dịch.

Đồng thời với dùng thuốc, cục bộ đắp nhẹ tử vân cao mỗi ngày một hoặc hai lần.

Ý dĩ phụ tử bại tương tán (kim quĩ)

Ý dĩ nhân 60g, bại tương thảo 20g, phụ tử 2-4g.

Đây là phương điều trị “trường ung” trong sách kim quĩ, dùng chữa viêm ruột thừa mạn tính hóa mủ, dạ con, trực tràng nùng thũng không sốt, thể lực suy nhược. Về mặt bệnh ngoài da, thì lấy mục tiêu là chứng “kỳ thân giáp thác” : chứng này da dẻ khô cứng như vảy cá, nhìn như dạng da rắn (sà bì) đều dùng phương này. Vì thế, có thể chuyển dụng vào khoa da liễu, như các bệnh ghẻ chân mạn tính bướu, bàn tay sừng hóa, chứng da cứng cục bộ, chứng sà bì hóa, tệ trạng thấp chẩn (eczéma dạng đồng tiền – chú ý : tệ là đồng tiền) v.v …

Bản phương gia phụ tử có thể dùng cho chứng dương hư tức là không sốt, có lãnh chứng, khuynh hướng hư nhược. Bệnh nhân có mạch và bụng nhuyễn nhược, mức suy nhược nặng hợp chứng của gia vị tiêu dao. Dùng phương này kiêm đắp tử vân cao ở cục bộ.

Ôn kinh thang (kim quĩ)

Bán hạ, mạch đông đều 20g, đương quy 12g, xuyên khung, thược dược, nhân sâm, quế chi, a giao, mẫu đơn bì, cam thảo đều 8g, can sinh khương, ngô thù du đều 4g.

Phương này có trong “phụ nhân tạp bệnh” sách kim quỹ là phương của thiếu âm bệnh tức gọi là “khí huyết hư nhược”, có khuynh hướng thiếu máu, lãnh chứng, kinh nguyệt không đều, đái hạ, xuất huyết không định kỳ, tử cung phát dục bất toàn, chứng không thụ thai, thường dùng phương này.

Trong phạm vi khoa da liễu, thì áp dụng vào bệnh ngoài da can táo, đống thương (thương tổn do lạnh phát cước), ngưu bì tiên, sùng hóa gan bàn tay.

Mục tiêu của sử phương là : gan bàn tay phiền nhiệt, môi miệng khô ráo, - chứng của bệnh nhân này tuy không liên quan đến kinh nguyệt, nhưng nếu xuất hiện các chứng kể trên có thể dùng được. Nên kiêm đắp tử vân cao.

Đương qui tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang (thương hàn luận)

Đương qui, quế chi, thược dược, mộc thông đều 12g, đại táo 20g, tế tân, cam thảo đều 8g, ngô thù 4g, sinh khương 12 nếu dùng can sinh khương thì 4g.

Phương này có tác dụng khứ lãnh, ôn thể, điều chỉnh huyết hành là phương quyết âm bệnh, đối với lãnh chứng, nó có tác dụng bảo ôn rất mạnh, thường dùng điều trị đống thương đối chứng lạnh đầu chót ngón tay chân, mạch vi nhược mà tế, cước tiên … soạn giả tôi thường dùng điều trị chứng da cứng thu hiệu quả rất tốt.

Vì bệnh nhân đã dùng ve có kiến hiệu, nhưng ngài nên dùng thử đi không hại gì, đương nhiên nên phối dụng tử vân cao. Ngài nên dùng thử theo thứ tự các phương đã nói trên. Căn cứ tình huống bệnh nhân tôi đề nghị nên theo thứ tự sau đây: 1, 4, 2 , 3 mà điều trị thử.

Tử vân cao (hoa thanh châu) madu (dầu vừng) 4kg đương qui, tử căn 400g, hoàng hạp (sáp ong vàng) 1,420g. Trư du (mỡ lợn) 100g mà điều chế thành cao. (tử căn là rễ cây tử thảo).

Cao này có khả năng nhuận cơ, bình nhục (chống sẹo lồi) là phương quan trọng nhất trong các phương ngoại dụng của hán phương. Đối với chỗ ở bệnh khô ráo thì muôn phần hiệu quả. Dùng rộng rãi để điều trị eczéma, ngưu bì tiên, sừng hóa, cước tiên, mắt cá, chai cứng, bướu, nứt nẻ. Ngáy dùng từ hai đến ba lần. Phép dùng và phép xoa như dùng cao trang điểm.


 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình