Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Hán phương điều trị tim nhanh và rối loạn nhịp tim

Hỏi : một bệnh nhân nam 55 tuổi, làm bảo kiện vệ sĩ hộ sĩ. Bệnh  nhân kể là tim đập quá nhanh, rối loạn nhịp tim. Da trắng, doanh dưỡng bình thường, cơ nhục lỏng lẻo, lưỡi không rêu, thanh âm có sức và rõ ràng (thanh tích) có cảm giác muốn ăn nhưng ăn ít, ăn cơm bạch mễ thì đại tiện cách ngày một lần, ăn cơm gạo pha lúa mạch thì mỗi ngày một lần, tiểu tiện vì đang uống thuốc nên lượng nước tiểu khác nhiều. Bình thường không uống thuốc thì lượng nước tiểu ít hơn ở người bình thường. Ha thường là 100mm hg trở xuống. Miệng không khát, có lúc xuất hiện đầu hôn (sây sẩm) khi đứng dậy – vai đau (kiên ngưng) – chân thường cảm thấy lạnh, mạch trầm sác tiểu nhược đại (thay). Độ dày thành bụng bình thường, mềm mại, hơi thiếu sức đàn hồi, nhìn chung mà nói, vùng bụng nhu nhuyễn, không có hung hiếp khổ mãn và tâm hạ bĩ, cũng không có các phúc chứng khác. Mấy năm về trước mắc chứng của tâm thất (vertricule) có hiện tượng rung (tức là rung tim : frémissement) bệnh nhân đang điều trị ở chuyên khoa tim. Xin tiên sinh cho biết phương thuốc của đông y điều trị bệnh tim ấy.

Đáp : theo chứng mà ngài đề xuất, chủ nhân kể là mấy năm nay thỉnh thoảng phát cơn tim nhanh và rối loạn nhịp tim, bề ngoài thì da trắng, cơ nhục lỏng lẻo, ha thấp, chân lạnh, đầu sây sẩm, thành bụng bình thường, bình thản, hơi kém đàn hồi, tóm lại là hơi nhu nhuyễn, chưa thấy hung kiếp khổ mãn, tam hạ bĩ và các chứng bụng do ứ huyết khác. Căn cứ tình huống ấy, thì thể chất bệnh nhân đại thể thuộc loại hư chứng trong hán phương. Ngài đã thuật khuynh hướng thể chất của bệnh nhân, trên cơ bản là rất tường tận.

Có thể ngài đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm lâu dài về đông y nhất là về hán phương.

Bệnh nhân có có tim nhanh, rối lọan nhịp lại là hư chứng thì phương tích ứng nhất là chính cam thảo thang. Những người thích ứng dụng với phương này nếu ta quan sát kỹ đại đa số ở vùng tim và trên rốn sờ thấy động quý (máy động).

Chích cam thảo thang còn có tên gọi là phục mạnh thang.

Mục tiêu ứng dụng của phương : “ tâm quý cang tiến, tim nhanh, mạch kết trệ”. Nếu chỉ có tim nhanh mà không có mạch kết trệ, cũng thường dùng phương này được. Bệnh nhân này đại thể thuộc hư chứng, khí huyết lưỡng suy, bì phu khô táo, dễ mệt, chân tay phiền nhiệt, miệng khát, đại tiện thường bí… thì thích dụng với phương này. Cho dù chứng bệnh nhân này đều không đủ rõ ràng, đầu tiên có lẽ nhất vẫn nêndùng phương chích cam thảo thang. Nếu vị địa hòang trong phương tích tụ trong dạ dày của bệnh nhân , hoặc làm cho thực dục giảm đi, hoặc phát sinh ỉa chảy thì mới nên nghĩ đến sự lựa chọn phương khác. Theo đánh giá của sọan giả, thì bệnh nhân ấy có thể dùng chích cam thảo thang được.

Nếu phương này không kiến hiệu, hãy thử dùng phương giản dụng trong nhiều kỷ nguyên là đinh quý ẩm (tức là phương linh quế truật cam thang gia ngô thù du 2g mẫu lệ 12g lý căn bì (rễ mận)12g.

Ngòai ra các phương nhân sâm dưỡng vinh thang và tử âm giáng hỏa thang trong sách vật ngộ phương hàm khẩu quyết đều lấy cơ bản trong chương chích cam thảo thang mà thành lập, cho nên cũng có thể nghĩ tới dùng nhân sâm dưỡng vinh thang hoặc thập tòan đại bổ thang để bổ khí huyết lưỡng hư.

Chích cam thảo thang ( thương hàn – kim quỹ )

Chích cam thảo, sinh khương, quế chi, mạch môn đồmg đều 24g,a giao 8g- sách thương hàn và kim quĩ đã nói rõ: khi dùng phương này, vì đề phòng vị hội tích tập (dạ dày tích tụ bên trong ), thì khi sắc thuốc, cứ mỗi 350cc nước nên  cho thêm 150cc rượu mà đun.nếu trự tiếp dùng nước sắc thuốc thì nên đổi can địa hòang thành thục địa hòang, như thế giảm được tác dụng phụ là dạ dày tích tụ, ỉa chảy là những tác dụng phụ không tốt.

Đinh quý ẩm (đa kỷ nguyên giản), phục linh 20g, bạch truật, quế chi, mẫu lệ, đều 12g, lý căn bạch bì, cam thảo đều 8g, ngô thù du 2g. Nhân sâm dưỡng vinh thang( hòa tễ cục phương): sâm, quy, thược, thục địa, bạch truật, phục linh đều 12g, quế chi, trần bì, viễn chí đều 8g, ngũ vị, cam thảo 4g

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình