Hỏi: một bệnh nhân nam 79 tuổi, năm 40 tuổi đã cắt ruột thừa về sau mắc sán đới (đai treo) nhưng vì tuổi cao, không thể tái phẫu thuật. Tôi nghĩ rằng nên đến tiên sinh giải đáp xem có phương gì thích nghi để điều trị chứng bệnh ấy không?
Đáp: trong mục sán khí ở sách “hán phương trị liệu y điển” có giới thiệu các loại tình huống. ở đây tôi chỉ giới thiệu phương thuốc tương ứng thích nghi với bệnh nhân này và lược đi 2% tới 3%.
Quế chi gia thược dược thang (thái âm thương hàn luận)
Phương này có tác dụng chữa chứng sán khí (thoát vị, hernie) vì nó có khả năng “hoàn nạp tính sán khí” nghĩa là làm cho khúc ruột thoát ra có thể hoàn lại vị trí. Thóat vị thường hình thành bướu sưng lên có lúc sinh nghẹt không về được gọi là khảm đốn, có lúc gây trướng bụng, đau bụng, bất luận tuổi già hay trẻ, chứng này đều thuộc hư. Bệnh nhân có lãnh chứng, thể hình hơi gầy, vì là cao tuổi, nên khó chấp nhận phẫu thuật, nhưng trên thực tế không thể không thu, thì phương này cực kỳ là thích nghi (tối ưu).
Dùng phương này lâu dài có thể hoãn giải cơn trướng bụng, đau bụng và đề phòng thoát vị bị nghẹt. Khi điều trị sán khí phương hay dùng nhất là phương này.
Thành phần : quế chi, sinh khương, (can khương 4), đại táo đều 12g, thược dược 24, cam thảo 8.
Tiểu kiến trung thang (thái âm thương hàn luận)
(kim quỹ - hư lao bệnh)
Phương này hay dùng cho trẻ em thể chất hư nhược, vị tràng nhược, dễ mệt mỏi, gày gò, cơ thẳng bụng căng và dẫn đến đau bụng, thường hay phát sán khí. Dùng phương này lâu dài có thể cải thiện thể chất. Nếu dùng phương này một thời gian, dần dần phát béo, sán khí sẽ trị khỏi. Bệnh nhân mà ngài đề xuất tuy thuộc lớp già, mệt mỏi nghiêm trọng, đau bụng hay phát, lại còn căng cơ thẳng bụng, thì phương này hữu hiệu.
Thành phần : quế chi gia thược dược thang cho 600 cc nước, đun cạn còn ½, bỏ bã gia thêm giao di (kẹo nha). Có thể dùng thủy di hay đường phèn thay kẹo 40g đun trong ba phút để cho hòa tan hết là được.
Đại kiến trung thang (hàn sán – kim quĩ)
Phương này thích ứng với bệnh nhân có chứng trạng nặng hơn một mức nữa, dạ dày yếu, phúc lực lỏng lẻo, sa, phúc lực nhuyễn nhược như miên (mềm như bông), có lúc đau bụng kịch liệt làm người ta nghi là thoát vị nghẹt. Da bụng thể hiện rõ vận động làn sóng, có khi ruột nhu động ngược chiều, mạch trì nhược, chân tay và bụng có cảm giác lạnh rõ rệt … có các chứng ấp áp dụng phương này là hợp.
Thành phần : sơn tiêu 8g, can sinh khương 20g, nhân sâm 12g, kẹo nha (giao di) 40g. Cho ba vị thuốc sắc với 400 ml nước, cạn còn 250 ml, bỏ bã, gia giao di, lại đun sôi trong 5 phút, đến khi tổng lượng còn lại là 200 ml, chia hai lần uống nóng. Uống thuốc sau 30 phút thì ăn cháo nóng 50g.
Bệnh nhân bị sán khí do ăn lạnh, hoặc cảm nhiễm khí lạnh, trong bụng sẽ tích khí, nhu động ruột không ổn định hoặc sinh ra đông thống hoặc dễ sinh ra thoát vị nghẹt, cần nên chú ý |