Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hán phương điều trị bệnh ngoài da theo thời tiết?

Hỏi : Xin ngài chỉ cho phương  thức trị liệu bằng y học hán phương để điều trị bệnh ngoài da tùy theo thời tiết mà nặng lên ?

Đáp : về câu hỏi của ngài, chưa thể tra khảo trong văn hiến ký tải có hệ thống. Vì vậy soạn giả tôi chỉ trả lời chung theo kinh nghiệm như sau :

Điều nói về “tiêu phong tán” trong sách “vật ngộ phương hàm khẩu quyết” có ghi rằng : “phương này điều trị chứng phong thấp xâm dâm huyết mạch mà phát sinh ngứa”.

Một phụ nữ 30 tuổi, hàng năm cứ mùa hè toàn thân mọc ác sang (nhọt độc), da thô như vỏ cây, vì ngứa mà gãi, nước rỉ ra rất khó chịu. Các thầy thuốc “thúc thủ vô sách”. Tôi khám, cho cô dùng thử phương này trong vòng một tháng thì kiến hiệu.

Sau ba tháng bệnh khỏi hoàn toàn.

Các loại bệnh cứ vào tiết mùa hè bệnh nặng lên rõ nét, là một mục tiêu ứng dụng phương tiêu phong tán. Tiêu phong tán là một phương trong sách ngoại khoa chính tông – thành phần như sau : đương qui, địa hoàng, thạch cao, đều 12g, khổ sâm, phòng phong, sương truật, mộc thông, ngưu bàng tử đều 8g, tri mẫu, hồ ma 6, thiền thoái, kinh giới, cam thảo đều 4g.

Phương này tiêu huyết nhiệt, thấp nhiệt, phong nhiệt, có tác dụng giải sang độc – tức là : khổ sâm, tri mẫu, thạch cao, địa hoàng tiêu huyết nhiệt, trong đó có vị khổ sâm tối năng thanh huyết nhiệt, trị ngứa – hồ ma đương qui nhuận huyết táo ; và điều tiết huyết lưu – mộc thông, sương truật thông lợi sáp trệ trong mạch máu. Tiêu phong tán trong sách san anh quán liệu trị tạp thoại, có ghi rằng : “bệnh nhân cảm thấy trong bụng nóng, có lúc phát sốt thượng khí, về đêm thì ngứa dữ … đều là mục tiêu ứng dụng của phương

Trẻ em cứ vào mùa hè lại sinh mụn nhọt ngứa rất khó dữ, đến đêm không sao ngủ được cũng là mục tiêu.

Theo phân tích ở trên, về mặt thể chất bệnh nhân này là nội bộ có huyết nhiệt và thấp nhiệt. Khi vào hạ, theo khí âm của ngoại cảnh, độ ẩm tăng lên, thì nội nhiệt (huyết và thấp) cũng tăng và hiện ra ngoại biểu ; làm cho chứng ngứa nặng lên, xuất hiện exzéma, ra nước vàng, hình thành vẩy da, thịt non cũng do nội nhiệt mà có màu đỏ - phương này thích ứng với bệnh ngoài da ngoan cố, thấp chẩn, cước tiên, âm hộ thấp ẩm, hắc lào (hóa tệ dạng thấp chẩn) hãn chẩn (rôm) các bệnh ngứa bì phu (da), các bệnh nhân cứ vào hè thì bệnh nặng và ban đêm càng ngứa kịch liệt.

Nói chung đều nhận định rằng : phương này dùng cho chứng thực nhiệt, đặc biệt là huyết nhiệt (vì có nội nhiệt mà chân tay phát nóng, phiền muộn) thấp nhiệt (cũng gọi là uất nhiệt, nhiệt uất vu lý, kiêm có nhiệt do niệu lượng (lượng nước tiểu) giảm, đều dẫn đến các bệnh ngoài da và càng nặng vào khi hè. Nhưng không hạn chế ở mùa hè, nếu vào mùa đông mà có các chứng kể trên, tất nhiên cũng có thể dùng phương này được.

Chứng tương phản với chứng của tiêu phong tán là chứng đương qui ẩm tỬ (tế sinh phương) :

Đương qui 20g, địa hoàng 16, cúc hoa, xuyên khung, mạn kinh tử, phòng phong đều 12 – hà thủ ô 10 – kinh giới, hoàng kỳ 8, cam thảo 4 – tật lê tử 8.

Phương này dùng cho bệnh nhân có huyết hư, huyết táo là chủ. Khi gặp phong nhiệt, bệnh nhân phát sinh ngứa ngoài da mãn tính – bênh nhân ở loại hình thiếu máu, da khô, chảy nước vàng rất ít, khô mà không đỏ, cũng không có vẩy da, chỉ vì ngứa mà bệnh nhân kêu. Bệnh phần nhiều ở các người già mà hư ngược – mùa động, Ngoại khí can táo huyết cũng táo làm cho cơn ngứa tăng lên, đại biểu cho bệnh ngứa này là chứng ngứa gãi ngoài da về mùa đông của các cụ già.

Sách “phương hàm khẩu quyết”  nói : phương này dùng cho người già huyết táo dẫn đến sang, giới  (nhọt và ngứa) tức cơ chế bệnh do huyết hư, huyết táo mà thành ra. Nó tương phản với chứng của tiêu phong tán, là bệnh hay nặng lên ở tiết mùa đông – phương này lấy tứ vật thang làm cơ bản, có tác dụng bổ huyết hư, nhuận huyết táo tật lê tử trị ngứa ở chư sang, hoàng kỳ bổ doanh dưỡng ở cơ biểu, hà thủ ô có tác dụng tư bổ cường tráng.

Vì đều là huyết chứng nên về đêm bệnh sẽ nặng hơn.

Đây là phương chữa hư và táo – khác với chứng tiêu phong tán là ở ngoài da bệnh nhân, nhìn bề ngoài tự hồ da không biến hóa, một số bệnh nhân chỉ vì cảm thấy ngứa mà khai bệnh. Loại này xuất chẩn rất ít, trên nốt chẩn bình mà không nhọn, phần lớn là không sắc đỏ.

Phương điều trị thấp chẩn kiểu hắc lào (hóa tệ dạng):

Eczéma kiểu hắc lào phần nhiều là dai dẳng (ngoan cố). Cũng theo mùa đông mà tăng kịch, mùa hè là mùa giảm đi. Bệnh nhân có chứng này phần nhiều da can táo, thuộc huyết táo, huyết hư. Cho nên mùa hè đa thấp và nhiệt độ cao nên bệnh nhẹ đi và dễ chịu hơn. Mùa đông khô hanh thì bệnh ác hóa.

Thường dùng thập vị bại độc thang hợp phương tứ vật thang hoặc dùng đương qui ẩm tử hoặc dùng gia vị tiêu dao tán hợp phương với tứ vật thang. Nếu bệnh nhân cơ thể cường tráng thuộc thực chứng huyết nhiệt, thì nên dùng tiêu phương ẩm hoặc ôn thanh ẩm.

Tam vật hoàng cầm thang (kim quỹ)

Hoàng cầm, khổ sâm đều 12, địa hoàng 24

Phương này điều trị bệnh nhân vì huyết nhiệt dẫn đến tứ chi phiền nhiệt và khổ muộn. Về bệnh ngoài da gồm có chẩn mề đay, hỏa thượng, cước tiên, ngoan tiên, ngưu bì tiên, ở gan bàn tay bàn chân có nùng bào. Mỗi khi vào hè, bàn tay bàn chân nóng như lửa đốt, nhất là ban đêm tâm phiền càng nặng không ngủ được, thì nên dùng phương này.

hoàng cầm lương thực nhiệt, khổ sâm giải nhiệt lợi niệu. Trừ ngứa, địa hoàng tư nhuận bổ huyết và có tác dụng lương huyết nhiệt, trị huyết nhiệt, huyết táo, chủ trị tứ chi phiền nhiệt.

Đương qui tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang (thương hàn luận). Đương qui, quế chi, thược dược, mộc thông, đều 12g, đại táo 20 tế tân, cam thảo 8 ngô thù, can khương 4.

Phương này thường dùng cho các chứng : đống sang (phát cước) phát sinh vào mùa đông lạnh, thoát thư (viêm tắc động mạch – artérite oblitérante). Lôi nhã thị bệnh, bàn tay sừng hóa v.v… bệnh cứng da. Các loại bệnh này phần nhiều hư chứng. Vì thu lạnh mà huyết hành chướng ngại, do đó sinh bệnh ngoài da. Cho nên trong phương này đều làm tăng thể ôn, làm huyết hành thông xướng, trị chân tay giá lạnh, mạch trần tế dục tuyệt.

Ông đại chủng kính tiết nói trong hòa hán dược ở chương vận khí và hàn phương, ông thể nghiệm trên bản thân mắc chẩn mề đay, ghi rằng : đối các mùa, thì đương qui ẩm tử và tiêu thanh ẩm, thời gian tiêu trưởng và cách tư duy hán phương về mặt xuất hiện trên các bộ vị và dẫn dụng nội dung bao quát như sau :

“Các gọi là vận khí là điều quán xuyến trời đất, là nơi con người tồn tại trong ngũ vận lục khí. Hán phương có thuyết “thiên nhân hợp nhất” cho rằng người là một thành viên tự nhiên trong trời đất, sự mẫn nhuệ biến hóa của tự nhiên ảnh hưởng tới cơ thể con người, cho nên sự hình thành vận khí luận có tính tất nhiên của nó :

   Thiên “vận khí luận” trong sách tố vấn nói : “nhân loại chịu sự chi phối của vận khí trong trời đất”. Đó là sự thật không thể phủ nhận được.

   Bản thân đại chủng tôi, tháng năm năm 1970 mắc chẩn mề đay. Vì có chứng ứ huyết nên tôi dùng quế chi phục linh hoàn và đã khỏi bệnh. Cuối tháng chín, vì lý liệu pháp, ngày thứ hai thì mề đay lại tái phát, tuy trước sau dùng nhân trần cảo thang. Thập vị bại độc tán, quế chi phục linh hoàn nhưng không những vô hiệu, mà ngày càng gia tăng ngứa dữ dội.

   Sau một tháng, đột nhiên phát hiện mề đay chẩn đều xuất hiện ở âm bộ cơ thể, bao quát : bụng dưới, mé trong đùi, và phía ngoài cánh tay trên v.v… tức là các bộ vị tương đối ứng với xuất chẩn mề đay khi trước. Nhưng lần này mề đay chẩn rất mau khỏi.

   Đương qui ẩm tử dùng cho bệnh nhân hư chứng có huyết hư hoặc lão nhân. Khớp với tiêu phong tán thì tương phản. Nói chung chứng của đương qui ẩm tử gia tăng về mùa đông; mùa hè thì giảm nhẹ, còn chứng tiêu phong tán thì gia tăng vào mùa hè, mùa đông chuyển biến tốt. Đương nhiên điều đó không phải tuyệt đối như thế.

Tóm lại, sự vận hành của tự nhiên không thể nhìn thoáng qua, sự nghiên cứu về phương diện này đương nhiên cũng không thể coi nhẹ - đó là một tư liệu giá trị rất sâu sắc.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình