Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hậu phẫu thoát vị : bục nơi khâu, bụng trướng giải quyết bằng hán phương?

Hỏi: bệnh nhân nam 82 tuổi, có bệnh sán khí ( thoát vị) kỳ quặc.  Năm  ngoái nhờ tiên sinh thỉ số chỉ giáo, đã dùng quế chi gia thược dược thang trong ba tháng và đã khỏi.

Về sau thực thi phẫu thuật, hiện tại chổ khâu ở da  bình thường , nhưng vết khâu cơ nhục dưới da lại nứt ra, nhưng có thể dùng hán phương giải quyết được không?

Đáp: đối với chỗ khâu cơ bị nứt, ruột lại tái phát hình thành thoát vị , mà bành mãn, tựa hồ không có hán phương nào chữa tận gốc. Nhưng để giảm nhẹ chứng một cách phụ trợ mà nói, hơn nữa để trả lời điều này, có lẽ cũng nên dùng quế chi gia thược dược thang là hơn. Phương này này có thể hoãn giải chứng can tiến nhu động của ruột, sơ thông khí thể bị đình mãn, trệ, giảm bớt sự bành mãn của ruột.

Nếu ruột sổ ra quá mạnh, thì đề nghị nên tiến hành khâu lại – phương dùng nhiều nhất vẫn là quế chi gia thược dược thang. Nếu có các chứng tự giác: phúc trướng, phúc thống mà quế chi gia thược dược thang vô hiệu, có thể dùng thần hiệu phương trong sách “vạn bệnh hồi xuân”, như sau: mộc hương, tiểu hồi hương, diên hồ sách, ích trí, sương truật, hương phụ, đương qui, sơn chi tử, đăng tâm thảo, túc sa nhân đều 8g, phụ tử, ngô thù, cam thảo sinh khương đều 4g.

Phương này dùng điều trị bệnh mà tục gọi là sán khí, tức do ngoại khí hàn lãnh tác dụng dẫn đến phúc thống bụng trướng cho chí trong bụng cảm thấy không yên.

Sau khi đã phẫu thuật xuất hiện dính ruột (bridge) tiện bí, phát sinh đau bụng trướng bụng thường dùng phương này thay thế.

Chẳng qua cũng để các chứng tự giác được nhẹ đi và dễ chịu, thật khó là chỉ dùng hán phương để điều trị tốt chỗ vết khâu bị hở

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình