Hỏi : bệnh nhân nữ 65 tuổi – ba mươi năm về trước mắc chứng cao ha và chướng ngại thận. Gần đây, phía sau đầu cảm thấy trầm trọng, khi lên thang gác thì khí đoản. Kiểm tra x quang lồng ngực, phát hiện thùy giữa phổi phải có trạng thái vô khí phế (sẹp phổi). Kiểm tra soi cuống phế quản kết quả chỗ nhập khẩu của chi khí quản thùy giữa bị co thắt cao độ, khí thở ra bị bế tắc, khi chụp cắt lớp biểu thị cuống phế quản thùy giữa có chỗ bế tắc hình nhọn, cho nên nghi là k phổi (phế nham) (ct miêu tả qua thấy tế bào nghi là cancer).
Nhưng theo phát hiện tổ chứa học (histologie), tuy có biến hóa dạng hủy hoại mạnh, ngoài sự thấy viêm mạn tính, không phát hiện bệnh biến gì khác. Thời quá khứ bệnh nhân hay ho khan (nhất là ban đêm càng nặng, hít không khí lạnh hơn dễ sinh ho). Sau khi kiểm tra soi phế quản, thì lại phát sốt cao, ho liên tục, da lưng và bụng cảm thấy đau. Hiện nay bệnh nhân điều trị bằng hít dịch trừ ho, mỗi ngày bốn lần, và uống trong bằng nước hạnh nhân 4cc, phosphoric acid hóa trị 2, tất thấu hình 4 viên, trấn khái xa tiền 8g nhưng hiệu quả không nhiều. Bệnh nhân thân cao 1,43m thể trọng 53kg tương đối béo (bụng to phúc áp cao) có rối loạn nhịp tim, khả năng thuộc thực chứng.
Do là bệnh nhân có khả năng mắc phế nham , hoặc lao phổi, vậy xin tiên sinh phân biệt chỉ rõ hai khả năng này và cho hán phương điều trị?
Đáp : - bệnh tình mà ngài đề xuất, theo góc độ hán phương, và để chỉnh lý tổng hợp, đại để là như sau:
Ho khan, ngứa họng không ngừng, đờm không dễ ra mà hình thành rên hen, về đêm, hoặc do từ chỗ ấm vào hơi lạnh cho đến các tình huống tương phản, hít không khí kém ấm sẽ ho luôn không ngừng.
Khi hoạt đông hơi cảm thấy ngột ngạt, ngực có cảm giác động quí, khi ho luôn da lưng và bụng đều đau.
Phát sốt, sắc mặt triều hồng, toàn thân cảm thấy nóng, ra mồ hôi.
Đầu nặng nề, cả ngày tai ù không ngừng, chân cảm thấy lạnh.
Không muốn ăn, dạ dày đầy thức ăn, tuy vẫn đại tiện nhưng bụng trướng và đau khổ.
Rối loạn nhịp tim.
Có khuynh hướng béo phị, phúc bội hữu lực.
Kiểm tra kết quả nghi có phế nham hoặc phế lao.
Các chứng kể trên nhìn theo góc độ hán phương một cách khái quát có thể nói rằng : bệnh tại ngực sườn thuộc bộ vị thiếu dương. Tuy hơi béo nhưng có khuynh hướng hư, cho nên (1), (2), (3) coi là chủ chứng, còn các chứng khác chỉ là khách chứng.
Điều phế nuy và phế ung gây ra ho trong sách kim quĩ yếu lược, có nói đến phương mạch môn đông thang.
điều văn trọng sư nói rằng :
“hữu nghịch thượng khí, yết hầu bất lợi, chỉ nghịch, hạ khí, mạch môn đông thang chủ chi”.
có nghĩa là mục tiêu của thang này như sau :
“vì sự thượng nghịch của khí dẫn đến yết hầu cảm thấy nghẽn tắc, có cảm giác can táo kích thích, thượng hỏa, sắc mặt triều hồng, khía thấu vì tính chất kính loan (căng và cong) liên tục dẫn đến nghịch khái, vì mức độ kịch liệt khiến cho mặt đỏ, cuối cùng sinh ra ẩu nghịch, đờm nhiều, dính khó dứt, lượng lại ít. Vì thế có lúc thanh âm can khô, yếu hầu cảm thấy khô ráo nặng, nếu khản cổ không nói được liên tục không ngừng, thì nên gia cát cánh, tử uyển, huyền sâm để nhuận táo, hóa đờm (đờm sẽ dễ long) thì có thể hoãn giải chứng ho kịch, chứng thượng xung chuyển biến tốt thì tai ù cũng giảm đi.
bệnh nhân kể trên, nếu vì lao phổi mà dẫn đến chứng ấy, thì đầu tiên nên dùng mạch môn đông thang là thỏa đáng. Dùng thuốc hai tuần, quan sát hiệu quả mà đánh giá có thể hiểu được kết quả. Nếu hữu hiệu thì nên dùng thuốc cho tới khi khỏi bệnh.
nếu mạch môn đông thang không kiến hiệu, đau ngực cứ tồn tại, thì khả năng k phổi có nhiều ; khi ấy trên ý nghĩa hiệu quả ức chế phế ung thư (k), thì dùng mạch môn đông thang gia thêm vị vân chi 20g để thí nghiệm điều trị.
nhưng phương thuốc ấy có thể khống chế sự phát triển k hay không, còn là vấn đề nghi vấn. Nếu chứng ho liên tục và kịch liệt giảm đi, về sau có sốt nhẹ liên tục và cơ thể có khuynh hướng suy nhược, thì nên dùng tư âm chí bảo thang gia vân chi để theo dõi liệu trình.
mạch môn đông thang : mạch môn đông 40g, bán hạ, ngạnh mễ 20g, đại táo 12g, nhân sâm, cam thảo đều 8g. Phương này nên gia thêm cát cánh, tử uyển, huyền sâm đều 12g.
Phân tích tác dụng : chủ dược là mạch môn đông và bán hạ. Mạch môn đông vị cam có hiệu quả tư nhuận, có tác dụng giảm nhẹ (hạ giáng) được khí can táo thượng nghịch. Bán hạ thì thông lợi được khí tắc. Ngạnh mễ nhuận vị, bổ hư. Nhờ tác dụng cộng đồng các vị thuốc khiến khí nghịch hạ giáng, nhuận được yết hầu và khí quản, đồng thời thông lợi bĩ tắc. Nếu có nham chứng nên gia vân chi.
Tư âm chí bảo thang (vạn bệnh hồi xuân)
Đương qui, thược dược, bạch truật, phục linh, trần bì, mẫu 8, bạc hà, cam thảo 4.
Chủ trị : phụ nhân chư hư, bách tổn, ngũ lao thất thương, kiện tì vị, dưỡng tâm phí, thoái triều nhiệt, trừ cốt chưng, chỉ khái thấu, hóa đờm diên, thu đạo hãn”.
Cho nên phương có thể điều trị lao phổi, hoặc sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân, chán ăn, có khuynh hướng suy nhược, nhất là lao phổi của phụ nữ. Nếu nghi có phế nham thì gia vân chi. |