Hỏi : bệnh nhân nam 50 tuổi, thân cao 1,6m, thể trọng 60kg ha = 170/100 mmhg, có bệnh hen phế quản, tai phải ù khó nghe. Tuy đã qua các loại kiểm tra, nhưng chưa phát hiện điều gì khác. Các chứng trạng thái như sau : không khái (ho khan), đờm khó khạc và có rên hen. Có lúc khạc được nhưng đờm rất dính khó dứt, lúc ho liên tục nặng dẫn đến lợm giọng, ngứa cổ họng, đoản khí, đầu nặng như có vật đè, như đau thắt xiết chặt. Vùng cổ đau nhức, thực dục còn tốt, có cảm giác khát, không ngừng uống nước, môi khô, ách nghịch, lưng đau, đại tiện tốt. Ăn xong phải đi ngoài ngay một ngày bốn lần,đại tiện nhão và bụng trướng. Tiểu tiện luôn luôn (hai mươi lần trong ngày) - lưỡi có lúc rêu trắng. Thường cảm thấy mệt, (lưng hay mỏi, đùi nặng nề, gan bàn chân nóng, chân tay rã rời). Tính cách bệnh nhân thuộc loại gọi là “khởi nhân ưu thiên”, lo lắng không đâu, hay mất ngủ. Hiện nay chủ yếu dùng tây dược điều trị tai ù khó nghe, nhưng hiệu quả không tốt – xin tiên sinh chỉ giáo.
Đáp: căn cứ tư liệu ông cung cấp, có thể nhìn ra là: do mấy loại chứng trùng lũy (dồn dập) tồn tại, tương đối phức tạp, nên cần phải chỉnh lý các chứng trạng rồi phân tích chúng. Điều cần phân rõ là : “tai ù khó nghe” và “cao ha”. Tên bệnh mà y học hiện đại chẩn đoán là : sơ cứng động mạch (arthérosclérose), hen phế quản và tai ù khó nghe. Tất cả có 3 loại bệnh:
Về y học hán phương, để tiện chuẩn đoán xác định và điều trị nên chỉnh lý sắp xếp các chứng lại một lần nữa như sau:
(1) căn cứ thân cao, thể trọng có thể suy đoán bệnh nhân thuộc loại trung bình (đó là về thể chất), (2) sắc mặt bình thường, (3) phúc chẩn thấy hạ bộ bên phải cảm như có vật nặng có thể suy ra là cơ thẳng bụng phải căng thẳng và có hung kiếp khỗ mãn, (4) tự thấy hay mệt biểu lộ hư chứng, (5) ha cao, (6) đau đầu, đầu nặng như đai thắt chặt, vai cổ đau nhức, (7) tai phải bị ù đã một năm trở lên, (8) đại tiện nhão ăn xong phải ỉa ngay, 4 lần/ngày thuộc trạng thái thiên hư, (9) niệu tần, (10) ho khan, đờm ít, rên hen, có lúc ra nùng đờm, đau lưng, lúc ho nặng hay lợm giọng, dục thổ, ngứa họng, đoản khí, (12) thích uống, môi khô, chân trầm trệ, gan bàn chân nóng, chân tay rã rời dễ mệt, (15) không thể ngủ ngon, tự rước lấy phiền não, bệnh nhân có khuynh hướng thần kinh chất tương đối mạnh.
Tổng hợp các chứng trạng ấy. Bệnh nhân thuộc loại can uất, thận hư. Có thể nghĩ tới các phương sau đây:
(1) sài hồ gia long cốt mẫu lệ thang (chứng can khí uất)
Phương này thích dụng cho thể chất thiên thực: ngực đầy, thượng nghịch, hung kiếp khỗ mãn, tâm phúc bành mãn, chứng trạng thần kinh, mất ngủ, phiền muộn, tiêu tao không yên, toàn thân cảm thấy trầm trọng, thân hoạt động nhẹ cũng cảm thấy mệt, phí lực, bệnh nhân mệt mỏi, thường dùng cho chứng thần kinh, mất ngủ, sơ cứng động mạch, cao ha, đái đêm, kiên ngưng (vai đau)… các loại chứng (1), (2), (3), (4), (5), (15) đều là chứng thích ứng của thượng xung thượng nghịch.
(2) bát vị hoàng hoàn
Khí thận khí hạ tiêu hư thì đi tiểu không điều hòa, đi tiểu khó hoặc tiểu nhiều (niêu bất lợi hoặc đa niệu), hạ tiêu (tức thận khí ở hạ phúc) hư thì thượng xung, dẫn đến huyết nhiệt, huyết trệ mà xuất hiện phiền táo, miệng khát. Phương này chữa cho người già, bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, vị tràng bình thường nhưng tiểu tiện khó bất lợi hoặc tương phản là đái luôn (niệu tần), hơi thở súc bách và khó nghe.
Phương này dùng cho bệnh nhân có thận teo đét (nuy thúc thận), chứng tiền liệt tuyến to, niệu thất cấm, đa niệu, đái đường niệu, phiền nhiệt, thần kinh suy nhược, thần kinh tính, cảm giác vô lực, hen xuyễn, khó nghe, tai ù. ở bệnh nhân này các chứng (4) (7) (9) (11) (12) (13) (14) (15) đều là chứng thích ứng với phương.
Vì thế bệnh nhân này tựa như có hợp bệnh với các chủ chứng của sài hồ long cốt mẫu lệ thang và bát vị hoàng hoàn. Chẳng qua, bệnh nhân này không tiện bí, mà mỗi ngày bốn lần, phân nhão là một điểm cần chú ý. Nếu sau khi uống thuốc đại tiện thông và tăng nhiều, thì nên giảm lượng thuốc, hoặc trước hãy cho dùng dạng thuốc bột mỗi ngày 8g để theo dõi tình huống sau khi uống thuốc, sau đó dần dần từng bước tăng loại thuốc là hơn. Đại, tiểu tiện số lần gia tăng cũng có thể là đái ỉa do thần kinh tính mà tần số tăng (có nghĩa là do ý). Sau khi uống thuốc, sau đó dần dần tăng lượng thuốc là hơn. Đại, tiểu tiện số lần gia tăng cũng có thể là đái ỉa do thần kinh tính mà tần số tăng (có nghĩa là do ý).
3. Mạch môn đông thang:
Chứng của phương này là: khí thượng xung mà yết hầu bất lợi - thượng hỏa, yết hầu cảm thấy khô ráo, ngứa, cảm thấy kích thích, ho kịch liệt, kiêm có kính loan (co rút cơ) liên tục, mặt đỏ, ho xong hay ẩu nghịch, đờm ít mà dính lầy nhầy không ngừng. Phương này cũng dùng cho bệnh viêm phế quản mạn, hen xuyễn, viêm yết hầu, cao ha, sơ cứng động mạch… nhân cứng ở (11) kịch liệt ho liền, dẫn tới thượng xung, có khi dẫn tới tai ù khó nghe, đầu nặng… cho nên có thể dùng bột thuốc mạch môn đông thang. Phương này thường dùng chữa khó nghe (nan thính). “hán phương chẩn liệu y điển” cho rằng sài hồ long cốt mẫu lệ thang chữa chứng nhĩ minh, hợp bát vị hoàn. Ngoài ra ở điều cao ha và sơ cứng động mạch, cũng nói là dùng hai phương ấy. Mục tiêu ứng dụng của hai phương trên tuy chữa hoàn toàn khớp với chứng của bệnh nhân mà ngài kể, nhưng cũng có điều na ná giống vô cùng. Do các chứng quá phức tạp, nên tôi nghĩ đó là chứng khó chữa. Nhưng căn cứ thông tin trên, tôi tạm nghĩ và đề nghị ngài nên xử lý như sau:
1) sài hồ long cốt mẫu lệ thang hợp phương bát vị hoàn. (ngài có thể dùng bột thay thuốc thang để có ích cho tràng vị)
2) bột thuốc mạch môn đông thang 10g/lần. Mỗi ngày hai lần. Dùng cách quãng giữa hai bữa ăn |