Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hán phương điều trị tửu tra

Hỏi : bệnh nhân nam 42 tuổi, nửa năm về trước đầu mũi xuất hiện hồng triều dần dần bị ác hóa. Nơi cục bộ đắp thuốc đồ ngoài của khoa da liễu, có cải thiện nhất thời, nhưng vài ngày sau không đắp thuốc thì tình huống xấu đi, sau một tháng lại dùng thuốc ấy đã hoàn toàn vô hiệu, uống trong phức hợp vitamin b, c, hiệu quả không rõ rệt ; - theo các sách về khoa da liễu, nói về liệu pháp điều trị tửu tra, đã đem dùng rồi, nhưng không kiến hiệu, bệnh nhân lại tự mình đổi dùng thuốc hán phương (đã dùng thanh thượng phòng phong thang và khung qui giao ngải thang) đã mười ngày nhưng không thấy hiệu quả rõ nét ; chẳng qua là, tựa hồ khói sương ở ống mũi ít nhiều có cảm giác nhỏ đi, - bệnh nhân vì có chứng sơ cứng đông mạch nên đã dùng thuốc giãn mạch máu một số năm, nay bị chứng tửu tra có liên quan gì đến viên thuốc trị giãn mạch không ? – tóm lại, xin ngài giới thiệu phương điều trị bệnh này, đặc biệt là dùng hán phương liệu pháp ?

Đáp : các phương đông y thường dùng để điều trị bệnh tửu tra gồm có :

Cát căn thang, hoàng liên giải độc thang, thanh thượng phòng phong thang, cát cầm liên thang v.v… là các thuốc tiêu nhiệt, tiêu viêm.

Các thuốc khu ứ huyết, thanh huyết nhiệt là các phương có vị đào nhân, mẫu đơn, hồng hoa, tô mộc …

Loại dược vật có tác dụng cải thiện thể chất do đột nhiên trúng chất độc do ăn uống dẫn đến trúng độc toan.

Phương phòng phong thông thán tán tuy lấy sự cải thiện thể chất làm chủ, nhưng trong phương cũng có vị chi tử.

Bệnh nhân mà ông giới thiệu đã dùng thanh thượng phòng phong thang để thanh nhiệt thượng tiêu và khung quy giao ngải thang để nhuận huyết thanh nhiệt trong mười ngày, đã có khuynh hướng hơi chuyển, có thể nhận định là phương chứng tương hợp, cho nên cứ dùng để theo dõi liệu trình là hơn.

Điều văn nói về cát căn hồng hoa thang trong  hiệu chính phương dư nghê, có ghi rõ rằng :

“trị tửu tra tỵ chi nghịch chứng”

Cho nên tôi lấy phương này làm phương chuyên dùng. Nhưng đối với sự điều trị kịch chứng, cần phải nhẫn nại tác chiến. Muốn thu hoạch hiệu quả nhanh e rằng khó đấy !

Bản thảo kinh và cổ phương dược phẩm khảo đều cho rằng : sơn chi tử là chủ dược điều trị bệnh tửu tra :

Sơn chi tử quả là có màu tía hồng sẫm khớp với sự phát đỏ cục bộ, chứng sưng huyết, mao quản tân phát, và lan tràn hình thành màu tía hồng gần giống của bệnh tửu tra tụ - quan niệm “tượng hình dược lý” chủ trương rằng : dược vật loại gì có thể điều trị tật bệnh loại ấy. Vì vậy vị sơn chi có ý nghĩa về phương diện loại tỰ liệu pháp, nên được coi là hữu hiệu và được ứng dụng.

Trong dân gian có một phương pháp điều trị tửu tra tỵ là lấy sơn chi tử và hoa cây tử uy hoặc hoa lăng tiêu, đem nghiền vụn ra từng thứ, rồi cùng số lượng pha trộn với nhau, mỗi ngày dùng từ 20-40 gam. Rồi dùng bột thuốc sơn chi tử pha nước tạo thành hồ dính  rồi đắp vào nơi có bệnh. Tử uy hoa có thể vào huyết phận, khứ tráng hỏa trong máu, có thể phá huyết, trừ ứ huyết. – tôi tuy chưa kinh nghiệm, nhưng cho rằng phép chữa dân gian này, còn đang phải thí điểm, - ngoài ra, theo lý thuyết, cần tiến hành kích thích tế lạc ở mũi, tả huyết cũng có kiến hiệu. Các cách điều trị này chỉ cần ít nhiều có chút chuyển biến, thì nên tiếp tục điều trị một thời gian nữa.

Một báo cáo có ý nghĩa tham khảo rất gần đây là ở khoa da liễu đại học kỳ phụ cho rằng bệnh này thuộc ứ huyết, vì thể chất đa số bệnh nhân là hư chứng hoặc trung gian, vì thế nên bảo bệnh nhân trước bữa ăn dùng gia vị tiêu dao tán làm dạng viên  20g uống sáng và chiều hai lần – đã quan sát 153 ca, hiệu quả đạt 67,3% là một thành quả khiến người ta kinh ngạc.

Cát căn hồng hoa thang : cát căn, thược dược, địa hoàng 14g, hoàng liên, sơn chi, hoàng hoa 8g, đại táo, cam thảo 4g.

Hoàng liên giải độc thang : (trửu hậu phương ngoại đài bí yếu) hoàng liên, hoàng bá 6g, hoàng cầm 12g, sơn chi 8g.

Thanh thượng phòng phong thang (vạn bệnh hồi xuân)

Phòng phong, liên kiều, cát cánh, bạch chỉ, hoàng cầm, xuyên khung đều 10g. Kính giới, sơn chi, hoàng liên đều 6g, bạc hà, chỉ thực, cam thảo đều 4g.

Gia vị tễ dao tán (hòa tễ cục phương)

Đương qui, thược dược, bạch truật, phục linh, sài hồ đều 12g, mẫu đơn chi tử đều 8g – cam thảo, bạc hà can khương đều 4g

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình