Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Đối sách với sự cố dùng bát vị hoàn dẫn đến chán ăn và vùng dạ dày không khoái cảm

Hỏi: có bệnh nhân nam 56 tuổi, vì đái đêm nhiều lần nên dùng bát vị hoàn. Sau khi dùng thấy kiến hiệu. Nhưng có mấy ngày phát sinh chán ăn (thực dụng bất chấn) và dạ dày không khoan khoái (vị bộ bất khoái). Xin tiên sinh cho đối sách.

Đáp: người thành niên đái đêm nhiều thường hay dùng bát vị hoàn. Tuy phần nhiều kiến hiệu, nhưng như ông đề xuất, thường sinh chán ăn và vùng dạ dày óc ách. Như tên phương đã nói, bát vị hoàng hoàn có lượng thục địa lớn. Địa hoàng có tính niêm trù (dính), tính nó thấp nhuận, rất dễ đình mãn (ứ trệ) ở dạ dày không tiêu hóa được, cho nên trong kim quĩ yếu lược đã chỉ rõ khi dùng phương này, để đề phòng “vị trung đình mãn” (trong dạ dày ứ trệ), nên uống với rượu làm tá dược. Nói chung người ta hay dùng thuốc thang sắc uống. Nếu uống thuốc ấy với rượu đại đa số không bị vùng dạ dày óc ách. Dùng rượu Nhật Bản 15cc thêm 15cc nước sôi rồi đem hâm nóng lên, có thể thể dùng hỗn hợp ấy để uống với bát vị hoàn. Vì có một lượng tửu tinh nhất định, cho nên sự hấp thu được tốt, mà không bị dạ dày đình trệ, không muốn uống rượu nhật bản, bạn có thể dùng “giới sĩ kỵ tửu” (rượu dành cho người kiêng) hoặc rượu vang nho. Đó là một đối sách. Nếu sau khi uống rượu tình huống có tốt, thì nên tiếp tục phương pháp này. Nếu trên thực tế không thể dùng rượu để uống thuốc được, thì đối sách thứ hai là: sau bữa ăn một giờ thì uống thuốc. Nếu pháp này vẫn vô hiệu, thì trong bột thuốc bát vị hoàn độ 16cc nên gia thêm bột thuốc lục quân tử 8g, sẽ giảm được mức đình trệ đi.

Nói chung, các sách đã nói rõ về bát vị hoàn. Với người có vị tràng nhược, bệnh nhân sa dạ dày khi uống cần chú ý. Bệnh nhân ông kể xác thực là sau khi uống thuốc có khuynh hướng không khoái cảm, không phải là toàn bộ có ảnh hưởng. Với người sa dạ dày và có da dày ứ nước (vị nội đình thủy), nhưng sau khi uống bát vị không có phản ứng gì, thậm chí tình huống còn tốt hơn, cũng có nhiều người như vậy. Đương nhiên, bất kỳ người nào khi uống thuốc, nếu xuất hiện chán ăn, dạ dày không khoái hoặc ỉa chảy thì nên tạm ngừng thuốc hoặc đổi dùng phương khác.

Theo điều tra của tỉnh hậu sinh, phương thuốc gây sự cố trong hán phương mà phát sinh chứng phụ không thích đáng, phần lớn là bát vị hoàn. Vì số người dùng bát vị có nhiều, nên sự không thích ứng cũng lại có nhiều. Đó là vấn đề xác suất

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình