Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Xuất xứ của câu “ thượng y trị quốc”

Hỏi: “ thượng y trị quốc”. Xin thỉ số đạo minh tiên sinh cho biết xuất xứ và giải thích câu này?

Đáp: cách đây về trước 2.500 năm, thời Xuân Thu ở Trung Quốc, (từ 722 – 482 trước công nguyên), chư hầu cát cứ, các bá nhất phương, tức là vua chư hầu chia nhau quyền lực xưng bá một vùng.

Khí ấy, vua bình công nước tấn mắc bệnh nặng. Danh y trong nước đều bó tay vô sách. Triều đình bèn cầu cứu nước Tần giúp đỡ.

Tần Cảnh Công liền phái danh y y Hòa Sang Tấn. Y hòa chẩn sát kỹ càng bệnh tình của bình công sau đó phát hiện vua này vì ham mê nữ sắc nặng, bị hãm vào trạng thái si ngốc, không còn hi vọng chữa khỏi được.

Cao thần nước tấn và triệu văn tử hỏi ý kiến y hòa về bệnh tình của bình công. Y hòa thưa rằng:

- bệnh của bình công không có thuốc nào chữa được. Sao bằng thoái vị la hơn.

Triệu văn tử nghe lời nói ấy, sắc mặt hiện vẻ không hài lòng, liền chất vấn lại rằng:

- thầy thuốc sao dám khoác lác về quốc sự?

Y hòa  ngồi yên một lát, rồi bác lại rằng:

- “thượng ý trị quốc, trị bệnh thứ chi”.

(nghĩa là: thầy thuốc hạng cao trị nước trước, trị bệnh là thứ yếu).

Câu truyền thuyết “thượng y trị quốc” bắt đầu có từ câu nói của y hòa.

Sự cố có thật trong lịch sử ấy, đã được ký thuật rõ ràng trong sự tích các nước chư hầu trong thời Xuân Thu trong một pho sách nhan đề là quốc ngữ. Sách này gồm có 21 quyển, tấn ngữ 3 quyển, lỗ ngữ 2 quyển, sở ngữ 2 quyển, ngô ngữ 1 quyển, việt ngữ 2 quyển.

Câu chuyện “ thượng y trị quốc” xuất xứ từ miệng danh y y hòa đã được ghi chép trong quyển thứ 8 trong bộ tấn ngữ 9 quyển.

Thêm một bước nữa, theo trong đề mục thứ tư là “ luận chẩn hậu trong tuyệt tác “thiệm kim phương” của danh y tôn tư mạo đời đường ở trung quốc, chúng ta có thể thấy ký thuật như sau:

“đức thiện của người xưa là thày thuốc: thượng y y quốc, trung y y nhân, hạ y y bệnh”. Lấy nghề y chia làm ba cấp: thượng, trung, hạ. Ngoài ra còn trên phương diện kỹ thuật, dựa vào năng lực của thầy thuốc mà chia ra thành: thượng y văn thanh, trung y y vị bệnh, trung y y dục bệnh, hạ y y chính bệnh”. Nghĩa là : thượng y chữa bệnh chưa mắc, trung y chữa bệnh sắp phát, hạ y chữa bệnh đang phát. Lấy chữ “thượng y “để lý tưởng hóa y thuật.

Soạn giả đã từng giải đáp những nghi vấn về vấn đề tương tự khá tường tận. Xin các bạn tham khảo ở số báo 2449 ngày mùng ba tháng tư năm 1971 nhật bản y sỰ tân báo.

Lời bình của dịch giả:

Ông phạm công chính đời Thanh có câu rằng:

“bật đương vi lương tướng, tức đương vi lương y. Phù lương tướng giả tài thành thủ tướng lập chính trị dĩ miễn dân cho cơ hàn. Lương y giả định chứng lập phương dụng diệu dược cứu dân chi yểu trac”.

Nói về cái họa do mắc bệnh nan y của quan chức, các nho giả làm đôi câu đối:

Vô dược khả diên khanh tướng thọ

Hữu tiền nan mãi tử tôn hiền.

(không thuốc nào léo dài tuổi thọ cho khanh tướng

Có tiền khó mà mua được sự hiếu thảo của cháo con)

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình