Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Xuất xứ của tử vân cao và cách điều chế

  Hỏi: tử vân cao là gì?

Đáp: tử vân cao là một thứ thuốc cao nổi tiếng xuất xứ trong môn chữa chứng bạch thốc tông do danh y trần thực công soạn từ năm đinh tỵ (1617) niên hiệu vạn lịch thứ 45 thời Minh ở Trung Quốc. Đó là một thứ cao nhuận cơ nhục đã kinh qua thủ xả nhiều lần, gia công ở tỉnh thanh châu do xuân lâm hiên hoa cương, và lưu truyền cho đến ngày nay.

Lại nói rằng: tử vân cao là nhuận cơ cao có nguồn gốc từ “ ngoại khoa chính tông” - điều văn trong sách đó có nói rằng:

“ trị thốc sang, can khô, bạch ban, chứng ngứa rụng tốc”.

Lấy dầu vừng 4 lạng, đương qui 5 đồng, tử thảo 1 đồng cùng nấu kỹ. Thuốc khô, lọc dầu cho trong, rồi lại cho dầu cao đun, gia sáp ong vàng (hoàng lạp) 5 đồng, đun cho sáp tan hết, thì đổ vào bát, hãm lạnh ngay, có thể đem bôi xoa vào nơi có bệnh”.

Trên cơ sở phương này, thanh châm gia thêm mỡ lợn và sửa đổi điều văn trong sách là “nhuận cơ, bình nhục, trị các vết tích của nhọt biến đi”.

Sách “xuân lâm hiên cao phương tiện lãm” nói rằng:

“tử vân cao là nhuận cơ cao, gọi là “xuân lâm hiện tử cao”. Thành phần cao gồm có.

Dầu thơm (hương du) 40 đồng, đương qui 5đ, tử căn 4 đ (có bàn ghi 5đ), sáp ong 10đ (có bản ghi 15 đ), mỡ lợn 1 đ. Nấu 5 vị nói trên ninh trong hương du. Trước hết đun sôi hương du, sau mới cho đương qui, rồi cho mỡ lợn, lại đun tiếp, sau đó cho tử căn, đợi cho bọt nước tiêu tan hết, mới có thể cho sáp ong sau khi dung hóa thì bỏ lửa (khứ hỏa).

Do đó ta thấy rằng: lấy cao nhuận cơ chính tông làm cơ sở, cho thêm mỡ lợn chỉ là tiến hành gia công trong phép chế.

Về sau, phần nhiều những người chế thuốc, trên thực tế không ngừng cải thiện phép chế, qua nhiều lần thay đổi.

Điều thi trong sách “hán phương chẩn liệu thực tế” của các tác giả đại chủng, mộc thôn, thỉ số, thanh thủy là: phương pháp kinh nghiệm của mộc thôn căn cứ theo cách chế của họ thiển điền lưu truyền từ thời chiêu hòa sơ kỳ.

* phương pháp điều chế và các chứng thích hợp như sau:

Phương tử cao : chi ma du (dầu vừng) 1.000 khắc, đương qui, tử căn đều 100k, hoàng lạp (sáp ong) 380k, mỡ lợn 25k.

Cách điều chế: trước hết lấy dầu vừng đun từ 1-2 giờ, lấy tiêu chuẩn là khi giỏ một giọt dầu sôi vào nước lã thì giọt dầu đó lập tức ngưng kết thành châu là mức độ được (nghĩa là giọt dầu không bị nước làm tan vỡ).

Tiếp đó cho thêm mỡ lợn nhà (gọi là đồn chi), rồi lại cho hoàng lạp (sáp ong) vào. Đợi khi nào dung dịch hoàn toàn tan hết. Sau đó, ta điều chỉnh lửa ở bếp cho cực nhỏ, mới cho vị đương qui đã thái nhỏ vào, khuấy đảo nhè nhẹ, đợi đến khi nào màu của đương qui gần như màu vàng cháy (gọi là tiêu hoàng). Trình độ này cần có kinh nghiệm, không có cáh dùng văn tự chuẩn xác để biểu thị rõ. Sau đó ta nhanh chóng dùng lưới bằng kim loại vớt đương qui từ trong dầu ra, sau đó mới cho vị tử căn vào, hới thấy màu vàng cháy (tiêu hoàng) thì phải lập tức vớt ra ngay. Sau khi tắt lửa, dùng tấm lụa cũ để lọc dung dịch cho qua chảy vào thùng chứa. Ngày hôm sau, khi cao đã mát lạnh là dùng được.

Nếu chế cao vào mùa hè, thì lượng hoàng lạp hơi tăng hơn, mùa đông thì lượng đó nên giảm ít hơn.

Vì cao này có công năng nhuận cơ, bình phục (chống sẹo lồi), trị mầu da khác thường, cho nên được dùng trong các bệnh chứng như sau:

1/ thấp chẩn can tính (eczéma sec), ngưu bì tiên, sừng hóa, cước tiên, nứt nẻ, nứt nẻ, nứt do lạnh loét. Đó là tác dụng nhuận cơ của cao này.

2/ vưu chuế (bướu thừa), chứng chaicứng, mắt cá, ngoại thương (ngã, đánh, cắt cứa…), nhục sang (loét do nằm đệm), milan (loét), hãn bào (mụn của tuyến mồ hôi), diện sang thủy bào. Đó là tác dụng “bình nhục” của cao

Nguồn: t
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình