Hỏi : xin thỉ số tiên sinh nói rõ cái mà phong tục hay gọi là huyền tích và “tích thống” là như thế nào ?
Đáp : nói chung trong thuật ngữ y học thường do mấy cách giải thích. Do ngài muốn được nói rõ, nên tôi xin giới thiệu khái yếu về tục xưng và những văn kiện trong y học nhật bản.
1. Về tục xưng huyền tích
Sách quảng tử uyển đã nói : huyền tích có hai cách phát ngôn. Trong đó một loại là phát âm theo phương ngôn. Về mặt chữ hán cũng có hai cách viết tức là huyền tích và kiên tích. Nhưng hai cách này đều cùng một nghĩa cả. Có thể giải thích là tích có nghĩa là chứa.
- từ đầu tới vai cơ nhục bị căng và co gọi là kính loan, cương ngạnh tức là chứng kiên ngưng (vai đau) có tính chất phong thấp và đau lưng.
- ngoài ra, còn có một loại cũng hàm nghĩa tục xưng tức chuyên chỉ vào cách nói của thuật xoa bóp (án ma). Đó là nói lên ý nghĩa đối loại huyền tích này (đau vai, đau lưng) dùng phương thức xoa bóp (án nhu) đẻ tiến hành điều trị. Vì đã chuyển nghĩa, nên họ lấy hai chữ huyền tích làm từ đại biểu cho thuật xoa bóp. Đó là huyền tích thuật ngữ chuyên dùng đối với y học nhật bản. Đó là cách giải thích thông thường và dễ hiểu.
Trong điều văn sách “ca tế văn” có câu rằng :
“ngải dã hảo, huyền tích dã hảo, thỉnh trị tân lực trị liệu na” nghĩa là ngải đã sẵn, xoa bóp tốt, mời thầy chữa trị hết sức cho ! Đại ý câu này là có bệnh nhân bị kiên ngưng, co quắp nặng, và cương ngạnh (vai đau cứng) giày vò, khổ hết chỗ nói cho nên hậu cầu bất luận là châm cứu hay xoa bóp mà hết sức chạy chữa cho chu đáo.
Tích thống được giải thích là cách gọi thông thường là chứng “vai lưng đau” nghiêm trọng.
2. Huyền tích là thuật ngữ trong y học hán phương
Sách “hán tường bệnh danh đối chiếu vựng” của ông lạc hợp thái tăng có lời giải thích về “huyền tích thốt thống” hoặc “chân tâm thống”. ở đây dùng tiếng danh xưng nhật bản, thì “huyền tích” viết thành “kiên hạng thốt thống” (nghĩa là vai gáy bỗng nhiên đau). Điều văn “khoái mã kiên” (hoặc tảo đả kiên) trong sách quảng tử uyển có chú giải là : “cái bệnh mà trong nháy mắt, vai bị sung huyết cảm thấy đau dữ, tâm khí thượng cang, thốt đảo khí tuyệt” thì tục gọi là “tả kiên, tốc kiên” (tả: đánh).
Trong sách “phù thế phong lã” có đoạn hội thoại như sau:
- có người xưa bị hôn ám, đó là luồng khí nóng làm cho tối sầm mà ngã vật xuống… cái đó được gọi là “khoái mã kiên”. Đó là những lời phiêu thoại của nhân dân trong khi tắm rửa trong nhà tắm mà phát sinh chứng vai gáy cứng đau, xuống cho ngã vật xuống khí tuyệt.
ở đây nói về “chân tâm thống”. Theo thiên quyết âm sách “hoàng đế nội kinh linh khu”.
“chân tâm thống giả thủ túc quyết lãnh nhi đạt tiết (đốt khớp gối và khuỷu). Tâm thống thậm kịch, chiêu bệnh tịch tử, tịch bệnh chiêu vong”. Điều này hiển nhiên tương đương với chứng tâm giảo thống (co thắt động mạch vành) hoặc tâm cơ nghẽn tắc (nhồi máu cơ tim : infartus du myocarde). Ngoài ra các điều hung tý – tâm thống - đoản khí bệnh chi hung tý… trong kim quỹ yếu lược cũng ghi rằng :
“hung tý bất đắc ngọa tâm thống triệt bối” tựa hồ tương đương chứng co thắt động mạch vành trong y học hiện đại. Sách “hán tường bệnh danh đối chiếu lục” có nói :
- theo cách gọi của nhật bản, người ta đã dùng từ “khoái mã kiên” để biểu thị chứng “huyền tích thốt thống hoặc chân tâm thống” tương đương với các chứng đau thần kinh ngực và tim, cảm giác áp bách trong lồng ngực, hẹp lồng ngực, tâm giảo thống v.v…
Có thể giải thuyết là : “chứng đau này thuộc về vùng tim, có tính ngừng nghỉ dữ dội, thốt nhiên lại phát cơn, từ vùng tim hướng về cánh tay trái, bả vai trái hoặc lưng rồi tan đi, kiêm có cảm giác trong ngực phiền muộn, phát sinh ngã vật xuống hoặc la kinh hãi…”. Điều này phụ hợp với chứng trạng của tâm giảo thống.
“trung y thuật ngữ từ điển” giải thích là : “trong bệnh danh cổ có phân tách gọi huyền và tích, nhưng thói quen thường gọi chung là huyền-tích. Huyền là chỉ vào hai bên rốn có khối cơ căng như dây đàn, to nhỏ khác nhau lại còn phân ra hai loại đau và không đau. Tích là chỉ khoảng giữa hai xương sườn tiềm ẩn khối cơ, bình thường không rõ, khi đau thì xuất hiện.
3. Sách ngoại đài bí yếu phương (đời đường 752)
Có đoạn văn liên quan như sau : “tích và huyền là, tích tụ, trưng hà, hung tý, bôn đồn v.v… các loại bệnh na ná có 38 loại… thuật rõ chứng câu cấp, loan cấp, ngạnh kết, thũng lựu v.v… của ngực và bụng; tính chất phát bệnh và trị pháp.
Trong đó có một hạng là “tích và huyền tích bất năng thực”. Nhưng ở bộ phận kéo dài thì đề ra phương bán hạ thang. Đó chính là chứng” huyền tích bất năng thực thì thường dùng bán hạ thang. Phương này chủ trị :
“phúc nội, tả hiếp, huyền tích ngạnh cấp, khí mãn nhi bất năng thực, hung bối thống giả”.
Trong từ điển chú giải huyền tích là : huyền giả cơ nhục kính loan ngạnh kết chi bệnh. Tích giả bất năng tiêu hóa thực vật chi phúc bệnh”.
Đối với phương diên niên bán hạ thang ông tế dã đã căn cứ đa số các bệnh lâm sàng trùng tân chỉnh lý và đề xuất một số quần thể chứng hậu là chứng thích ứng của phương như sau :
A) dạ dày không khoái cảm, hoặc vùng tim có đau tự phát.
B) ngay tức khắc vùng tim có áp thống (đau tức) kịch liệt.
C) bên trái lưng đau mỏi, cứng, có áp thống.
D) bên trái vai đau mỏi, cứng có áp thống.
E) chân tay lạnh, nhất là từ mắt cá trở xuống cảm thấy giá như băng.
F) cơ bụng (rõ nhất bên trái) căng (khẩn trương).
Nhóm chứng trạng trên lấy làm mục tiêu. Phương này có thể dùng điều trị : loét dạ dày, viêm dạ dày mạn, sa dạ dày, dãn dạ dày, viêm tụy mãn, chứng cự tuyệt ăn uống, đau thần kinh liên sườn trái, chứng tựa như tâm giảo thống. Trong các nhà lâm sàng nhật bản về hán phương từ xưa tới nay có ông phúc tỉnh phong đình, thiên điền tông bá đều lấy mục tiêu ứng dụng phương diên niên bán hạ thang phân biệt làm bài khẩu quyết.
Đối với hung tý và chân tâm thống đều có phương thích hợp. ở đây chỉ xin đơn cử phương diên niên bán hạ thang như sau :
Bán hạ 20g, cát cánh, sài hồ, miết giáp, bình lang, nhân sâm đều 8g, can sinh khương 4, chỉ thực, ngô thù du đều 2g |