Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Làm thế nào để giữ cho đôi mắt được sạch sẽ?

Trước hết, mỗi người nên có chiếc khăn rửa mặt của riêng mình, không được dùng chung khăn với người khác. Tốt nhất là nên dùng nước sạch rửa tay, rửa mặt, trước và sau khi ăn cơm.

   Thứ hai là không nên sờ tay vào mắt. Khi có cát bụi vào mắt thì nên dùng khăn mềm rửa mặt.

   Thứ ba là khăn rửa mặt cần giữ cho sạch sẽ, được bọc trong túi sạch mà không nên đặt chung với những thứ khác.

   Thứ tư là khăn dùng ở khách sạn hay các nhà hàng phục vụ thì sau mỗi lần khách dùng nên giặt, làm công tác tiêu độc.

Thứ năm là nếu trong gia đình có người đau mắt thì nên có những biện pháp cách ly với người bệnh và thường xuyên phải làm công tác tiêu độc.

Ráy tai có tác dụng gì?

Trong trường hợp bình thường, ráy tai thường đùn ra từ trong tai, hơi dính, có thể hút bụi bặm và những côn trùng nhỏ xâm nhập vào tai. Ráy tai còn làm cho dai tai mềm hơn để đề phòng được bệnh nứt nẻ. Do lỗ tai ngoài có một đường dẫn cho nên khi rửa mặt hay khi bơi lội hoặc gội đầu rất dễ khiến nước chảy vào trong tai nên ráy tai còn tác dụng ngăn những tác nhân ở thể nước chảy vào trong tai. Ngoài ra, tuyến ráy tai còn tiết ra chất nhờn không những có tác dụng như tuyến nhờn dưới da mà còn có thể giệt khuẩn hay khống chế sự phát triển của vi khuẩn ở trong tai.

   Ráy tai có thể ở dạng khô, ướt mềm hoặc dạng mạt phấn, có màu vàng nhạt hay màu vàng đậm. Có loại ráy tai cứng, có loại ráy tai mềm, có loại khô, có loại lỏng. Rất nhiều người cho rằng ráy tai là chất thải cho nên phải làm sạch. kỳ thực, ráy tai có tác dụng lớn để bảo vệ cơ thể.

   Tuyến ráy tai kết hợp với chất sừng của lớp da bong ra trong lỗ tai tạo nên ráy tai. Bình thường, ráy tai có thể tự bài tiết ra ngoài. Thông qua các hoạt động như ăn uống, ngáp, nói chuyện, ráy tai có thể tự bong ra. Người ta không nên lấy ráy tai thường xuyên vì làm như vậy rất dễ bị tổn thương đến tai. Nếu như người nào có cục ráy tai to thì nên đến bác sĩ chuyên môn để lấy ráy tai ra

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình