Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Chữa tinh lục giảm thiểu và liệu pháp dân gian

 

Hỏi : chứng dương sự bất cử do tinh lực giảm thoái tạo nên, có thể thông qua trị pháp của thuốc hán phương hoặc cách chữa trong dân gian để hồi phục được hay không ? Ví như chữa chứng thực dựa trên cơ sở khoa học, nhưng nghe nói một số địa phương ở trung quốc cho đến phi châu đã sử dụng một số thực vật làm tinh lực vượng thịnh và ứng dụng rộng rãi cách chữa đó trong dân gian. Nếu quả có câu chuyện và loại thực vật ấy thì xin ngài giới thiệu tên gọi, tính năng, mua ở đâu và mua bằng cách gì ? V.v…

Đáp : về vấn đề ngài hỏi, tôi sẽ trả lời trên bốn phương diện :

1/ thuốc bổ ích trong đông y, phương và thuốc bổ thận (cường tinh).

2/ Các thuốc cường tinh đã thông qua nghiên cứu dược lý học.

3/ Thuốc cường tinh trong truyền thống dân gian.

4/ Các cây thuốc cường tinh dùng trong thực vật liệu pháp.

1. Thuốc và phương bổ ích (cường tráng) và bổ thận (cường tinh) trong y học hán phương.

A/ các sinh dược dùng để bổ ích và bổ thận.

Nhân sâm, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, sơn dược, đại táo, thục địa, đương qui, long nhãn nhục, thược dược, nhau thai (tử hà sa), đỗ trọng, bổ cốt chi, tục đoạn, thỏ ti tử, nhục thung dung, cáp giới, ích trí, câu kỷ, bách hợp, thạch hộc, miết giáp, qui bản, đông trùng hạ thảo, hồ ma, mạch môn đông, thiên môn đông, tri mẫu, huyền sâm, mẫu đơn bì, viễn chí, ngũ vị tử, phụ tử, các hoa, hồi hương, sơn thù du, bá tử nhân, mẫu lệ, a giao, hoàng bá, trầm hương, lộc nhung, hà thủ ô, sa nhân, đinh hương, hồ tiêu, mộc hương v.v…

(các vị gạch dưới là sinh chủ yếu có tiêu chí)

2. Các phương được công nhận là thuốc bổ ích, bổ thận cường tinh, cường tráng.

Tứ quân tử thang, hương sa lục quân tử thang, sâm nhung bạch truật tán, bổ trung ích khí thang, đương qui bổ huyết thang, hoàng kỳ kiến trung thang, tứ vật thang, bát trân thang, qui tỳ thang. Chích cam thảo thang, lục vị hoàn, bát vị hoàn, tả qui hoàn, hữu qui hoàn, quế chi gia long cốt mẫu lệ thang, sài hồ gia long cốt mẫu lệ thang.

Trong các phương nói trên, đều bao hà0.m mấy loại thuốc cường tráng, cường tinh trong các loại thuốc bổ ích, bổ thận đã liệt kê ở trên. Trong thực tế ứng dụng, chúng ta cần phải biết “đối chứng dụng phương”. Phương này thường dùng nhất có : bổ trung ích khí thang, hoàng kỳ kiến trung thang, qui tỳ thang (các phương này chủ yếu bổ dưỡng sức tỳ vị), lục vị hoàn, bát vị hoàn, quế chi gia long cốt mẫu lệ thang (các phương này chủ yếu tư bổ thận lực). Sài hồ gia long cốt mẫu lệ thang (tư bổ lực của can-thận).

3. Các thuốc cường tinh đã thông qua nghiên cứu dược lý học.

Giới thiệu giản yếu và tuyển chọn một số đã phát biểu trong các văn hiến quá khứ :

* nhân sâm : thực nghiệm với chuột và đối chiếu. Thực nghiệm cho thấy thể trong tăng, sức chịu đựng đói tăng, thời gian giao vĩ của chuột cái kéo dài, thời kỳ gián thể giao đuôi ngắn lại, tử cung, buồng trứng phát dục tốt. Chuột đực cũng thế, có phản ứng cất đuôi lên, chứng tỏ hành động theo chuột cái. Ngoài ra nhân sâm có tác dụng chế đường, có hiệu quả cụ thể ức chế đường trong máu (glycémie) tăng quá. Chứng tỏ có thể làm cho người mệt mỏi được khôi phục thể lực.

Liên xô đã nghiên cứu tác dụng chống mệt mỏi của nhân sâm, Nhật Bản đã thực nghiệm trên cơ thể vận động viên về tác dụng chống mệt mỏi của nhân sâm. Chứng thực nhân sâm là hữu hiệu.

* phúc sà (loài rắn độc)

Lấy nước xuất dịch hoặc cồn chiết xuất, trên cơ bản kết quả thực nghiệm giống như nhân sâm triều tiên.

* cửu long trùng

Theo bản thảo cương mục thập dị, còn có tên gọi “tường trùng”. Vì trùng này giao cấu luôn luôn (tần khẩn) tính sinh thực vượng thịnh, cho nên suy ra nó có tác dụng cường tinh.

Trong dân gian Nhật Bản phát sinh một độ phong trào nuôi thứ côn trùng này, vì thế tỷ lệ sinh đẻ nhiều, gây ra xã hội hỗn loạn, thậm chí nhà nước phải ban hành sắc lệnh cấm chỉ nuôi thứ trùng đó. Phép sử dụng là thả con trùng sống vào chén nước mà uống, dùng ít thì một lần uống từ 2-3 chỉ, dùng nhiều từ 7-20 chỉ.

Thực nghiệm dược lý chứng tỏ rằng nó làm dãn mạch cục bộ, trước hết gây ra trào nhiệt.

* câu kỷ : vào khoảng năm 1965, cả nước nhật bản đã dấy lên phong trào dùng vị câu kỷ như vũ bảo. Trong “hoàng quốc danh y truyện” của thiển điền tông bá và “nhàn song tọa đàm” của vĩnh xuân thủy ghi rằng :

“tác dụng của câu kỷ là tư dưỡng cường tráng, cải thiện thể chất hư nhược, là thuốc trường sinh bất lão. Trong thời kỳ cao trào dùng cao kỷ, do vì lạm dụng thu hái nhiều, cơ hồ tạo thành các thôn dã, núi rừng không còn dấu vết. Lá nó dùng làm đồ uống kiện tráng, quả nó dùng làm thuốc cường tráng hoặc chế rượu thuốc mọi người đều thích dùng. Các nghiên cứu dược lý chứng tỏ rằng : trong thành phận vị câu kỷ có chất kiềm (alcaloide) của củ cải đường, các chất vitamin, chất albumin, chất vân hương, diệp lục tố v.v…

Chất protéin trong câu kỷ phân giải trong ruột, cho ta hơn 10 loại acid có chứa NH3, có tác dụng xúc tiến sự chuyển hóa cơ bản (métabolisme basale).

Hiện nay trà câu kỷ vẫn được hoan nghênh trong xã hội.

* phụ tử (rễ cây ô đầu)

Trong phạm vi toàn thế giới đã triển khai sự nghiên cứu các chất alcaloide có chứa trong ô đầu là thành phần có độc (ví dụ chất aconitine). Hán phương đã dùng phương tiện giảm độc tố bằng cách dùng nhiệt xử lý rễ cây ô đầu đó. Vì thuốc rễ này có hiệu quả bổ ích, bổ thận nên đước xếp vào loại thuốc cường tráng. Theo nghiên cứu gần đây của trung quốc, họ bảo rằng trong phụ tử bao hàm chất phân tiết xúc tiến não (hypophyse) và vỏ tuyến thượng thận (cortex surrenales) tiết ra kích thích tố (hormone). Vì thế chứng tỏ rằng vị phụ tử có công hiệu bổ thận. Phụ tử là một vị thuốc trong bát vị hoàn.

Trong khóa đại hội lần thứ 26 hội “những người vô sinh” năm 1981, luận văn phát biểu của khoa tiết niệu trường đại học chiêu hòa đã nói rằng : những bệnh nhân mắc chứng tinh trùng vô lực và thiếu tinh trùng trong bệnh vô sinh nam giới đã dùng bát vị hoàn, chỉ sau mười hai đến hai mươi bốn tuần đã đạt kết quả 25% hiệu quả tốt - số có con được 25%.

ở những năm 30 thế kỷ này, một thạc sĩ giới thực vật học nhật bản là bác sĩ bạch tỉnh quanh thái vì trường kỳ dùng phương thiên hùng tán, trong sách kim quĩ, mà ông tự bào chế gồm có phụ tử, bạch truật, quế chi, long cốt hợp thành, thuộc loại thuốc cường tráng, trong đó vị phụ tử chưa xử lý bằng nhiệt, và lại vì dùng lượng khá lớn, chẳng may bị trúng độc cấp tính và tử vong. Cho nên phụ tử phải qua sự bào chích (gia công bằng nhiệt) để giảm độc tố mới có thể ứng dụng. Thiên hùng tán là phương chủ trị “thận hư, thất tinh, tinh lục giảm thoái, âm bộ băng lãnh”.

* lộ phong phòng

Sao rồi đem nghiền bột mới dùng được. Thường dùng chữa các bệnh hóa nùng, chân răng chảy mủ, sữa không ra đủ, viêm tuyến vú, nha thống v.v… nhưng theo sách bản thảo của trung quốc, có ghi chép là chữa được chứng âm nuy. ở nhật bản cũng có giai thoại về vua vũ đa thiên hoàng thực nghiệm dược lý nhưng chưa đề cập đến tác dụng cường tinh của vị dược liệu này.

4. Thuốc cường tinh trong lưu hành dân gian

Nói chung các dược vật dân gian lưu truỳen được gọi là xuân dược hay mị dược bao gồm các thứ thuốc bổ tinh, thuộc loại súc tình dục, tăng cường khoái cảm khi giao cấu và keo dài thời gian đạt đỉnh cao khi giao hợp (relation sexuelle).

Trong các loại thuốc đông vật, đại biểu có vinh nguyên sao thành than đen. “hòa hán tam tài đồ giám co ghi:

Vinh nguyên tính dâm, giao cấu tần sậu (luôn luôn). Khi chúng giao cấu hì người ta bắt chúng tách riêng ra từng con cái, con đực rồi đem đốt chúng thành thanh để làm thuốc gọi tên là “xuân dược”, “tránh phu tranh tướng cầu chi” nghĩa là người tướng sĩ nào muốn tranh ngôi làm tướng phải tìm đến nó. Trong thời giang hộ, trong nhân dân nhật bản hay dùng rộng rãi món xuân dược này.

Món dược liệu thứ hai là “âm hành hải cẩu”. Món này trong thời giang hộ cũng được dùng rộng rãi. Soạn giả đã giữ được món cổ dược này do một cận vệ gia để từ thời giang hộ có mấy loại thuốc chế sẵc trong đó có lạp dược có tên là “nhất lạp thuốc cường tinh lấy âm hành con hải cẩu (phoque) làm chủ dược mà chế ra, đã từng được hiến vào cung vua.

Điều có căn cứ là, một con hải cẩu đực thường thường có mấy trăm con hải cẩu cái đi theo. Cho nên theo góc độ của “tượng hình dược lý luận”, thiết tưởng thuốc ấy có tác dụng cường tinh vậy. Trong văn kiện cổ của khúc trực lai gia cũng thường phát hiện những thư tín cảm tạ khi được tặng phẩm là hải cẩu, tựu hồ trong giới y sư thường dùng loại dược phẩm này làm thuốc bổ ích, cường tinh.

Trong các cây được dùng làm thuốc có thể chữa được âm nuy có dâm dương hoắc, ngũ gia bì, hoặc ngũ gia thủy (để chế rượu ngũ gia bì), dã toán (tỏ hoang) dùng ăn trực tiếp, lục diệp dã, mộc qua v.v…

5. Phương thức sử dụng ăn uống làm thuốc cường tinh

Liên tử (hạt sen), lạc hoa sinh (củ lạc), uyển đậu (đậu hà lan), sơn vu (củ khoai môn hoặc sơn dược), lật (hạt dẻ), hạt thông, tinh hoàn gà vịt, tinh hoàn của bò, dê, lợn và thận tạng (bồ dục) của chúng để lợi dụng các kích tố chứa trong đó. Còn như các thuốc truyền thống ở nam dương thì trong sách “đồ giải nhiệt đới thực vật tập thành” chưa phát hiện loại thuốc hiếm có ở các cửa hiệu lớn có thể mua được một số thuốc theo ý mình.

- loại động vật thứ ba là sơn tiêu nga (nghê ngư) - cách dùng: đem nấu kỹ sau đó đem rán và ăn hoặc chế thành bột cá để làm thuốc.

Loại động vật thứ bốn làm thuốc có cáp giới (cáp giới hoàn). Ngoài ra còn có hải sâm cũng làm thuốc cường tinh. Trong hải sâm có nhuyễn cốt tố có tác dụng phòng ngừa chứng sơ cứng động mạch, làm cho tế bào cải lão hoàn đồng. Ngoài ra đường lang (bọ hung) và mẫn lệ (vỏ con hà) cũng có tác dụng cường tinh.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình