Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách ăn uống để chữa cảm mạo thử thấp.

Cách ăn uống thường dùng để chữa cảm mạo thử thấp:

1. Thanh thử khử thập trà. Phiến đậu hoa tươi, hà diệp tươi, hoa hồng tươi mỗi thứ 20g. Cho hà diệp thái nhỏ cùng với phiến đậu hoa và hoa hồng vào nồi cho 5000cc nước, đun thành nước đặc rồi cho đường phèn vào uống thay trà.

2. Canh hà diệp cúc hoa ý dĩ. Hà diệp tươi 1 lá (hoặc hà diệp khô 12g), cúc hoa 12g, ý dĩ 30g, cho nước đun thành canh, bỏ bã để ăn. Loại canh này có tác dụng thanh thử lợi thấp, thích hợp đối với người bị cảm mạo thử thấp làm thương tổn thượng, trung tiêu.

3. Cháo lá hoắc hương. lá hoắc hương tươi 20g, nấu lên cho đường trắng, ngày uống 3-4 lần, hoặc cho thêm 100g gạo tẻ nấu thành cháo, trộn với nước hoắc hương đã đun sôi, làm thành cháo hoắc hương để ăn. Hoắc hương là thuốc chủ yếu chữa trị chứng thử thấp, tán phát biểu mà không quá mạnh, ôn hoá thấp mà không quá nóng, giải được tà biểu, lại hoá được nội thấp. Dùng lá hoắc hương tươi tác dụng hoá thấp càng mạnh. Thích hợp với người vào mùa hè bị ngoại cảm phong hàn bên trong lại lạnh.

4. Bí đao hầm. Bí đao 1 quả khoảng 500g, tôm nõn 10g, ruốc thịt lợn 10g, nấm hương 20g, dầu gai, mỳ chính, muối, bột lượng vừa đủ. Trước tiên ngâm tôm nõn vào nước ấm, nấn hương thái thành sợi trộn đều với ruốc thịt. Bí đao rửa sạch, cắt núm moi ruột rồi cho tôm nõn, nấm hương vào trong, đậy núm lại, rồi hấp 15 phút, khi đã chín kỹ để nguội rồi ăn. Bí đao có tác dụng lợi niệu, là thức ăn tốt để thanh thử trừ phiền. Tôm nõn tác dụng bổ khí. Nấm hương thịt lợn đều có tác dụng bổ trung ích khí. Món này thích hợp cho người bị cảm thử thấp mà khí hư

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình