Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cách chữa khác đối với cảm mạo thử thấp.

Cách chữa thường dùng:

1. Chữa bằng châm cứu. Chọn các huyệt khổng tối, hợp cốc, trung hoãn, túc tam lý, chi câu. Cách làm: đều dùng phép tả. Nếu sốt nhiều thêm huyệt đại chuỳ, nếu thấp nhiều thêm huyệt dương lăng tuyền, nếu bụng đầy, phân nát thêm huyệt thiên khu.

2. Chữa bằng châm tai. Chọn huyệt: phế, khí quản, nội tị, nhĩ toêm, tỳ, vị, tam tiêu. Mỗi lần 2-3 huyệt, cả 2 bên. cách làm: kích thích mạnh, lưu kim 10-20 phút.

3. Chữa bằng xoa bóp. Chọn các huyệt: ấn đường, đầu duy, thái dương, ngư yêu, bách hội, phong trì, đại chuỳ, khúc trì, hợp cốc. cách làm: dùng ngón tay băm lần lượt từ huyệt ấn đường lên đến chân tóc trước trán huyệt đầu duy, thái dương rồi trở lại 3-4 lượt, phối hợp day các huyệt ấn đường, ngư yêu, thái dương, bách hội. Sau đó dùng 5 ngón tay véo từ đầu đến phong trì, rồi dùng 3 ngón véo từ kinh bàng quang đến hai  bên huyệt đại chuỳ. làm lại 4-5 lần. Sau đó day ấn đại chuỳ, khúc trì, phồi hợp với kiên tỉnh, hợp cốc, đấm liêm tục vào kinh bàng quang hai bên lưng khi đỏ da lên thì thôi. Nếu bụng đầy, tiêu chảy thì day huyệt thần khuyết, khí hải, day cho đến khi trong bụng cảm thấy nóng, và day ấn các huyệt túc tam lý, nội quan, mỗi lần khoảng 1 phút.

4. Chữa bằng đắp thuốc.

a) Nhân đơn 15g hoặc sa dược 3g (có bán ở cửa hàng đông dược), nghiền thành bột đắp lên rốn, bên ngoài dùng băng gạc băng lại. Dùng cho người bị cảm thử thấp mà sốt nhiều kèm theo hiện tượng nhức đầu khó chịu.

b) Nhân thầu dầu 30g, giã nát, đắp vào gan bàn chân, dùng băng dính giữ lại. Áp dụng đối với người bị cảm thử thấp mà nôn dồn dập.

c) Tỏi giã nát đắp vào 2 bên huyệt dũng tuyền và rốn. Dùng cho người bị cảm thử thấp mà đau bụng tiêu chảy

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình