Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Luận chứng trị liệu đối với cảm mạo thử nhiệt.

Người bị trúng cảm thử nhiệt, không được coi thường. “Trúng thử vào tim” là điều thường gặp, nhưng tà thử cũng có thể vào gan, tỳ , phổi, thận, sự nguy hiểm khó có thể lường trước được. Chu Dương Tuấn đời Thanh đã nói: “Bi thương hàn bẩy, tám ngày thì nguy, bị cảm thử nhiệt 2,3 ngày là nguy, thậm chí sáng phát bệnh, tối mất, tối mắc bệnh, sáng mất”. Bởi vậy chữa trị chứng thử nhiệt phải hợp lý và kịp thời dùng thuốc là điều quan trọng, nếu không, sẽ biến chứng phức tạp, rất khó cứu chữa.

Chương Phục Quy viết: “Tháng hè trước tiên dùng tân lương, sau đó dùng cam hàn, chứ không nên dùng chất toan tiết toan kiềm:. Nguyên tắc này áp dụng cho chứng thử nhiệt, tương đối thích hợp. Nhưng đặc điểm của chứng thử nhiệt là nhiệt làm thương tổn âm khí, bởi vậy còn phải dùng cam ôn bổ khí. Nếu thử nhiệt nhiều kèm theo thấp thì sau này đã được khái quát thành nguyên tắc: thanh nhiệt, dưỡng âm, bổ khí dưỡng âm, không những có thể dùng cho chứng thấp nhiệt, mà còn có thể dùng cho các bệnh mãn tính khác do bị cảm thấp nhiệt vào mùa hè mà nặng thêm.

Người xưa có 3 điều cấm khi chữa trị chứng thử nhiệt theo thứ tự là: Một là cấm dùng tân ôn làm toát mồ hôi. Hai là cấm dùng hoặc thận trọng khi dùng các chất bổ béo. Ba là cấm dùng hoặc dùng thận trọng các thuốc khổ hàn. Vì chứng thử nhiệt nếu dùng nhầm tân ôn để toát mồ hôi sẽ làm thương tổn âm khí, thậm chí làm âm khí thất thoát. Nếu dùng nhiều thứ bổ béo, thì trệ khí sẽ giữ lại thấp, tất có biến chứng. nếu dùng khổ hàn thanh nhiệt, sẽ làm nóng thương tổn âm, ảnh hưởng đến vị khí, thậm chí tà nhập vào trong, gây nên hậu quả tà nhiệt hãm lại bên trong

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình