Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách ăn uống để chữa trị cảm mạo thiếu dương.

1. Nước sinh khương quất bì. Sinh khương 10g, quất bì 10g, tô diệp 6g, đường đỏ 15g. Rửa sạch sinh khương thái nhỏ, rửa sạch quất bì, tô diệp, cho cả vào trong cốc hãm với nước sôi, đậy nắp, sau 5-10 phút cho đường quấy đều, uống nóng. Nước này có tác dụng giải biểu tán hàn, hoà vị chặn nôn. Dùng cho người bị chứng cảm thiếu dương mà triệu chứng chủ yếu là rét nóng, lợm giọng buồn nôn.

2. Nước sài hồ bạc hà. Sài hồ 6g, bạc hà 6g, đường phèn vừa đủ. Cho sài hồ, bạc hà và lượng nước vừa đủ sắc lên bỏ bã, cho đường phèn quấy đều để uống. Nước này có tác dụng hoà giải thiếu dương, giải biểu hạ sốt. Có thể dùng cho người bị cảm thiếu dương mà sốt rét liên miên.

3. Rượu lòng trắng trứng gà. Trứng gà tươi 1 quả, riệu trắng 20cc. Lất lòng trắng trứng gà cho vào riệu trắng, đánh đều lên để uống. Lòng trắng trứng vị ngọt tính hàn, có tác dụng trừ nhiệt chặn ho. Cộng riệu trắng, phát tán giải nhiệt càng mạnh.

4. Chè tố hinh hoa. Tố hinh hoa trà 10g, tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 5g, khổ trúc diệp 10g. Các vị trên rửa sạch cho vào ấm, hãm với nước sôi khoảng 10 phút là được, uống thay trà.

5. Trà bình can thanh nhiệt. Long đản thảo, sài hồ, xuyên khung mỗi thứ 1,8g, cam cúc hoa, tế sinh địa mỗi thứ 3g. Tất cả làm thành bột, sắc với nước uống thay trà.

6. Trà thanh cảo. Thanh cảo 50g, bạc hà 3g. Thanh cảo loại bỏ tạp chất, cùng với bạc hà xay thành bột, hãm với nước sôi để uống. Các loại trà nói trên đều có tác dụng thanh lọc nhiệt tà ở kinh thiếu dương, dùng bất cứ loại nào cũng được

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình