Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những cách khác chữa cảm mạo thiếu dương.

1. Chữa bằng châm cứu.

Chọn huyệt: ngoại quan, túc lâm khấp, đại chuỳ, hậu khê. Sốt nhiều thêm khúc trì, dùng kim chích huyết. Đờm nhiều thêm phế du, phong long. Cách làm: dùng tả pháp. Các huyệt trên ngoại quan và túc lâm khấp là huyệt kinh lạc của kinh phủ túc thiếu dương, giúp cho trung tâm thiếu dương, làm thông thoáng khí cơ tam tiêu, khí uất đản hoả. Đại chuỳ thuộc mạch đốc, làm phấn chấn dương khí. Hậu khê làm giãn kinh khí thái dương, đẩy tà ra ngoài.

2. Chữa bằng đắp thuốc.

Bánh sài hồ tứ vật, sài hồ 6g, đương quy 10g, xuyên khung 6g, thục địa 6g, bạch thược 10g. Các vị trên làm thành bánh đắp vào rốn, bên ngoài dùng băng keo giữ lại, ngày thay thuốc 1 lần.

Bài thuốc này có tác dụng đối với phụ nữ trong thời gian hành kinh bị ngoại cảm phong hàn, có triệu chứng thiếu dương, sẽ giúp cho hoà giải thiếu dương, điều kinh bổ huyết.

3. Chữa bằng xoa thuốc.

a) Xoa sài hồ. Dùng một ít sài hồ, giã thành bột, trộn thêm một ít nước nóng, xoa vào lưng vào ngực, để ra được mồ hôi.

b) Xoa lòng trắng trứng gà. Lấy 1-2 quả trứng gà tươi, đập một lỗ nhỏ cho lòng trắng chảy vào bát sạch, dùng 2 ngón tay nhúng vào lòng trắng trứng, rồi để người bệnh ngồi hoặc nằm nghiêng ở chỗ kín gió, rồi xát tay đã nhúng lòng trắng trứng vào gan bàn chân, gan bàn tay, chung quanh rốn, lưng, ngực, giữ cho trứng không bị khô, sau khi xát xong, dùng khăn khô hoặc giấy lau sạch. làm cách này trong khoảng 15 phút sẽ hạ được nhiệt độ trở lại bình thường.

c) Xát gừng. Gừng tươi giã nát, bọc vào vải xô, xát lên thiên đình, hoặc hai người cùng nắm gói gừng xát đều vào 2 gan bàn chân, gan bàn tay, hai bên cánh tay, trước ngực, sau lưng để ra mồ hôi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình