Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách chẩn đoán cảm mạo tỳ khí hư.

Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn hoá sinh khí huyết, tỳ hư không hoá sinh được khí huyết sẽ làm chính khí hư nhược. Vệ khí nuôi dưỡng trung tiêu, tỳ hư sinh vệ khí không đủ, nên khi tà phong hàn tấn công, sẽ gây nên chứng cảm mạo tỳ khí hư. Phong hàn tấn công sinh sợ lạnh phát sốt. Phong hàn tấn công lên trên. Phế khí không giãn được sinh ngạt mũi chảy nước mũi. Tà phong phạm vào biểu, biểu vệ không giữ được, nên sợ lạnh ra mồ hôi và đau đầu. Phổi mất trong sạch, nên ho ra đờm: tỳ khí hư nhược nên chuyển vận kém. Ăn mà không tiêu, không chuyển hoá được, nên không muốn ăn, sau khi ăn bụng căng đầy phân nát. Tỳ là chủ của cơ tứ chi, nếu tỳ khí không đủ sẽ sinh ra mệt mỏi. Nguyên khí sút kém thì tinh thần không phấn chấn, thở khó ngại nói hoặc gầy sút. Tỳ hư khí huyết kém không bốc được lên mặt, nên sắc mặt trắng bệch hoặc vàng vọt. Tỳ khí hư nhược nên lưỡi nhạt dầy có vết nứt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch nhược vô lực. Bởi vậy biểu hiện lâm sàng chứng tỳ khí hư nhược có thể tóm lại như sau:

Chứng chủ yếu:

a) Sợ lạnh sốt, ngạt và chảy nước mũi.

b) Sợ gió ra mồ hôi.

c) Không muốn ăn, sau khi ăn bụng đầy chướng, phân nát.

d) Tay chân mỏi mệt, thở yếu ngại nói.

Chứng thứ yếu; đau đầu, buốt đầu lhớp, da mặt trắng bệch hoặc vàng võ, ho có đờm.

Lưỡi mạch: chất lưỡi nhạt hoặc dầy có vết nứt, rêu mỏng trắng; mạch nhược vô lực.

Nếu đủ các chứng chủ yếu a, c hoặc a, d hoặc b, c hoặc b, d kèm theo triệu chứng lưỡi, mạch, thì có thể chẩn đoán là bệnh cảm tỳ khí hư

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình