Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Các thuốc thường dùng chữa cảm mạo tỳ khí hư.

1. Khải tỳ hoàn. Thuốc này để chữa tỳ vị khí hư, tiêu hoá đầy trệ. Dùng nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo tức là tứ quân tử thang để bổ khí kiện tỳ. Sơn dược, hạt sen, trạch tả để kiện tỳ thẩm thấp. Trần bì, sơn trà, thần khúc, mạch nha để lý khí giãn phổi, tiêu thực hoá trệ. các thuốc hợp lại có tác dụng bổ khí kiện tỳ hoà vị tiêu thực. Nếu dùng nước tía tô, phòng phong để uống cùng, thích hợp với người bị ngoại cảm phong hàn nhiều lần mà cơ thể tỳ vị hư nhược.

2. Bổ trung ích khí hoàn (xem Bổ trung ích khí thang).

3. Cao sâm kỳ. Dùng đẳng sâm để bổ trung ích khí; hoàng kỳ ích khí cố biểu; đường phèn bổ tỳ. Tất cả có tác dụng cam ôn ích khí, kiện tỳ bổ vị. Thích hợp với người bị cảm tỳ khí hư, sợ gió toát mồ hôi.

4. Tô diệp thương nhĩ tử uống với tứ quân tử hoàn xem Tứ quân tử thang).

5. Tiểu nhi chứng tứ hoàn. Thuốc này để chữa trị 4 loại chứng thường gặp ở trẻ con là cảm mạo phong hàn, kém ăn đầy bụng, tiêu chảy, nên có tên là tiểu nhi tứ chứng hoàn.  Dùng tô diệp, bạch chỉ, hoắc hương, cát cánh để khử phong tán hàn, giãn thông phế khí, chữa trị cảm mạo phong hàn. Dùng sơn trà, thần khúc, mạch nha để tiêu hoá lương thực, chữa trị đầy tích thức ăn. Dùng trần bì, xuyên phát, mộc hương, sa nhân để làm giãn khí chữa trị đầy tức bụng, dùng thương truật, bạch truật, phục linh, tiểu linh, trạch tả, hoạt thạch để kiện tỳ lợi thấp, chữa trị tiêu chảy. Dùng bán hạ hoà vị, cao hoa phấn sinh tân. Thích hợp cho trẻ con bị cảm phong hàn tỳ hư đầy bụng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình