Trước tiên phải nhận rõ đặc điểm của phế khí hư, đặc trưng lâm sàng của chứng này là: Thở hổn hển, giọng nói nhỏ, yếu, hoạt động ra nhiều mồ hôi, mặt nhợt nhạt, không muốn làm việc. Do vệ ngoại không vững chắc, nên dễ bị cảm phong hàn. Triệu chứng cảm, sợ rét sốt tương đối rõ; có khi ho chảy nước mũi là triệu chứng chủ yếu. Nhưng cũng có người chỉ hơi ghê lạnh, tạm thời không sốt, ho, nhổ ra đờm loãng. Về mặt chữa trị phải chú ý là đơn thuần bị cảm phong hàn phế khí hư nhược hay là cảm phong hàn phế hư kèm theo đờm. Ở loại đầu nên bổ khí giữ biểu, thực tỳ hộ vệ, dùng ngọc bình phong tán. Loại sau nên bổ khí giữ biểu, kiện tỳ hoá đờm, như quế chi thang kết hợp lục quân tử thang. Nếu người già quá suy nhược, hoặc sau khi bị bệnh kéo dài, phế khí hư lâu, vệ ngoại mất vững chắc, lại bị cảm phong hàn, thì không thể có hiệu quả ngay trong thời gian ngắn, giải biểu tránh ra quá nhiều mồ hôi, bổ hư cũng không được quá nóng vội, nên bổ khí dần dần, đợi cho nguyên khí khôi phục, sẽ tự chống được phong hàn |