1. Chữa bằng châm cứu.
Chọn huyệt: phong môn, liệt khuyết, thiên khu.
Huyệt phối hợp: phong trì, trung hoãn.
Cách làm: Phong môn châm 0,5-0,8 thốn, đề phòng cảm mạo dùng phép bổ, chữa cảm mạo dùng phép tả. Liệt khuyết châm ngang 0,3-0,5 thốn dùng phép tả. Phong trì đầu kim hướng về phía nhãn cầu đối diện, dùng kim nhỏ châm 0,5-1 thốn, ở phần sâu của huyệt là diên tuỷ, cần phải nắm thật vững góc và độ sâu của kim. Thiên khu châm thẳng 0,3-0,5 thốn, dùng phép bổ. Các huyệt trên đối với người hư nhược nặng có thể châm cứu.
2. Chữa bằng bấm móng tay.
Bấm bằng ngón tay là dùng ngón tay thay cho kim kích thích lên các huyệt đễ chữa trị một số bệnh. Có tác dụng làm sơ thông kinh mạch, thông thoáng khí huyết, điều hoà phủ tạng. Khi bấm phải làm cho bệnh nhân có cảm giác buốt, tê, căng, thì mới đạt hiệu quả chữa trị. Cách bấm bằng ngón tay chủ yếu có 2 loại. Loại bấm là dùng móng tay cái bấm sâu lên huyệt, dùng sức day để kích thích. Ấn là dùng lòng đầu ngón tay ấn lên huyệt, cũng có thể gập ngón tay thành đầu ngón tay ấn lên huyệt và day mạnh để kích thích. Cả hai có thể dùng đồng thời, cũng có thể dùng tuỳ theo bệnh. Nói chung khi cấp cứu thì dùng tả pháp, bệnh mạn tính, hư nhược thì dùng bổ pháp (dùng sức nhẹ là bổ pháp, nặng là tả pháp).
Móng tay của người bấm không nên để quá dài hoặc quá ngắn, vì dài dễ làm tổn hương da, ngắn ảnh hưởng đến hiệu quả. Đối với người hư nhược và dễ nhạy cảm thì bấm nhẹ, thời gian ngắn, nếu trong quá trình bấm mà bệnh nhân váng đầu lợm giọng, tim thổn thức hoặc ra nhiều mồ hôi, da mặt trắng bệch thò có thể do làm quá mạnh, lúc này không nên lo lắng, để bệnh nhân uống nước ấm, nằm nghỉ, đầu hơi thấp, khi cần thiết có thể bấm huyệt nhân trung. Người bị cảm tỳ phế khí hư nên bấm các huyệt sau đây:
Huyệt chủ yếu: Hợp cốc, phong trì, nghênh hương, chủ trị cảm mạo. Huyệt thứ yếu: nội quan, túc tam lý, phế du, chủ yếu bồi bổ tỳ phế.
Hợp cốc là huyệt của kinh đại tràng thủ dương minh, có thể sơ phong giải biểu, hành khí thanh nhiệt, thức tỉnh não, khai khiếu, thông khí huyết. Phong trì là huyệt kinh đản túc thiếu dương, có thể sơ phong tả hoả, thông tai sáng mắt, thức tỉnh não khai khiếu. Nghênh hương là huyệt kinh đại tràng thủ dương minh, có thể nhiệt tán phong, thông khiếu, chữa ngạt mũi, chảy máu cam, méo mồm. Nội quan là huyệt kinh tâm bao thủ quyết âm, có thể an thần, lý khí chặn đau, thanh nhiệt trừ phiền, chống nôn. Túc tam lý là huyệt kinh vị túc dương minh, có thể kiện tỳ hoà vị, điều bổ khí huyết, phòng bệnh khử tà, phù chính. Phế du là huyệt kinh bàng quang túc thái dương, có thể thanh nhiệt, hoà dinh, giãn phế khí, bồi bổ hư nhược. Sáu huyệt trên không nhất thiết sử dụng cả, có thể căn cứ bệnh tình cụ thể để chọn bấm vào những huyệt có ảnh hưởng mạnh nhất.
3. Cách chữa tự xoa bóp.
Ấn là dùng ngón tay hoặc bàn tay day ấn lân vị trí của huyệt đã xác định. Xoa bóp là dùng ngón tay hoặc bàn tay xoa lên vị trí đã xác định. Xoa bóp có tác dụng thông kinh lạc, khí huyết, điều hoà âm dương để làm khoẻ và phòng bệnh đối với cơ thể. Chữa tỳ phế khí hư có thể chọn các vị trí sau đây:
a) Xoa sống mũi: sống mũi là bộ phận cao nhất trên khoang mũi, dùng hai ngón tay xoa lên hai bên sống mũi, cho nóng lên, để chữa ngạt mũi và chảy nước mũi.
b) Bấm huyệt nghênh hương: dùng 2 đầu ngón tay day ấn, mỗi lần từ 1-3 phút, để tán phong thông khiếu.
c) Xoa huyệt phong trì: dùng lòng hai bàn tay xoa tròn để thanh nhiệt sơ phong chữa đau cứng đầu.
d) Xoa ngực: lòng bàn tay trái đặt trên đầu vú bên phải, xoa thành hình tròn 10-20 lần, sau đó dùng lòng tay phải xoa lên đầu vú trái 10-20 lần. Có tác dụng giãn phế lợi khí, chữa trị tức ngực đầy bụng, ho, thở gấp, nóng trong lòng ngực. Trên lâm sàng căn cứ vào bệnh tình cần thiết, để chọn một đến ba vị trí nói trên tiến hành xoa bóp.
4. Chữa bằng cách hít thuốc.
a) Hít ma hoàng: dùng một ít ma hoàng tươi, sắc với rượu để hít. Hoặc đốt ma hoàng thành khói để hít. Có tác dụng giãn phổi thông khiếu, làm thông doanh vệ.
b) Hít quế: dùng bột nhục quế hít vào mũi hoặc nhét vào mũi, có tác dụng làm nóng phổi khử hàn.
|