Nguyên tắc chữa trị loại bệnh này là ôn bổ tỳ thận, giải biểu tán hàn. Các thuốc chủ trị như sau:
1. Tái tạo tán. Thuốc này để chữa ngoại cảm dương hư không ra mồ hôi, về sau phát triển thành một trong các bài thuốc chữa cảm mạo dương hư. Dùng nhân sâm, hoàng kỳ để ôn bổ khí của tỳ vị; dùng phụ tử để giúp đỡ dương của tỳ thận. Khương hoạt, phòng phong, xuyên khung, tế tân để phát tán phong hàn ở biểu. Quế chi, bạch thược, sinh khương, cam thảo, đại táo là quế chi thang có tác dụng điều hoà doanh vệ, giải biểu khử tà. Kết hợp lại có tác dụng ôn bổ tỳ thận, tán hàn giải biểu. Nếu mùa hè gặp chứng này có thể thêm tri mẫu, thạch cao, còn mùa đông thì không cần thiết.
2) Trân vũ thang. Thuốc này là thuốc chính của thuỷ hoá tỳ thận trong “Thương hàn luận”. tuy nhiên trong văn bản cũng chữa nói rõ để chữa trị cảm mạo dương hư, nhưng phân tích các tài liệu có liên quan kết hợp thực tiễn lâm sàng, thì phản ứng điển hình của chứng trân vũ thang bao gồm những trường hợp sau đây:
a) Bệnh ngoại cảm mà ra mồ hôi vẫn cứ sốt, xuất hiện chứng thiếu nước dương hư.
b) Thận dương hư bị cảm ngoại tà, thuỷ khí bị thẩm lậu;
c) Cơ thể đã sẵn tỳ thận dương hư, bị cảm phong tà, xuất hiện chứng thuỷ thấp ngưng đọng trong ruột.
d) Tâm dương kém lại bị cảm ngoại tà nên xuất hiện chứng tràn thuỷ khí ở tim. Bởi vậy, khi bị cảm tỳ thận dương hư dùng trân vũ thang để chữa trị là điều cần thiết, trong đó phụ tử là vị thuốc ôn thận tráng dương. Sinh khương là thuốc ôn dương hành thuỷ tán hàn. Bạch truật, phục linh kiện tỳ lợi thuỷ, để hàn thuỷ phát tán xuống dưới, thược dược hoà dinh. Tất cả đều có tác dụng ôn dương cố vệ, ích thận trừ hàn, kiện tỳ lợi thuỷ.
Chứng ngoại cảm mà bài thuốc này chữa trị là chứng dương khí hư nhược không đủ sức chống tà khí. Biểu hiện là tuy có sốt nhưng rét nhiều hơn, miệng tuy khát nhưng thích uống nóng, mạch tuy phù nhưng vô căn. Phần nhiều gặp ở người già và trẻ con. Dùng xác đáng, sẽ có hiệu quả chuyển nguy thành an rõ rệt.
3) Tỳ thận cụ hàn hiệp cảm phương. Thuốc này là một trong tân pháp thiếu âm của Ngô Khôn An y gia đời nhà Thanh. “Nếu thấy bệnh sốt thương hàn, chẩn đoán cả 6 mạch đều trầm tế, muống ngủ mà không ngủ được, thuộc hiện tượng thiếu âm…như kiêm cả tiêu chảy, và ở giữa tỳ thận”. Dùng can khương là thuốc ôn trung tán hàn, quế chi, tía tô là thuốc tân ôn giải biểu, ngoài ra hậu phác, sơn dược, tiêu khúc, phục linh để kiện tỳ lý khí hoá thấp, dùng cam thảo để điều hoà. Phối hợp các vị thuốc có tác dụng ôn dương tán hàn, kiện tỳ giải biểu. Thích hợp với người tỳ thận đều hàn, biểu hiện lâm sàng là sốt sợ rét, tiêu chảy, rêu lưỡi mềm trắng lại kiêm cả chứng mạch thiếu âm.
|