Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Những cách khác chữa cảm mạo tỳ thận dương hư.

1) Chữa bằng châm cứu.

Chọn huyệt: phong trì, đại chuỳ, hợp cốc, nghênh hương, túc tam lý, tỳ du, dùng phép bổ thêm cứu.

2) Chữa bằng xoa bóp.

Chọn huyệt: Song phong trì, song nghênh hương, song túc tam lý, song thận du. Cách làm:

a) Dùng 2 ngón tay cái ấn day lên huyệt phong trì 1-5 phút, ngày 3 lần. Có tác dụng khử phong tán hàn.

b) Dùng 2 ngón tay giữa ấn nhẹ lên huyệt nghênh hương, cạnh mũi lên phía trên, qua trán đến huyệt thái dương thì xuống, trở lại huyệt nghênh hương một lượt, tiếp tục như vậy 36 lần, ngày 2-3 lần. Phối hợp với huyệt phong trì, có thể chữa đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi do cảm mạo.

c) Dùng 2 ngón tay cái day ấn nhẹ lên huyệt túc tam lý 5-10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng kiện tỳ khoẻ người.

d) Xát 2 tay vào nhau cho nóng rồi áp vào 2 bên sườn, xoa nhẹ; hoặc để 2 tay vào 2 bên hông, ngón cái ấn lên huyệt tỳ du day nhẹ 2-5 phút. Có tác dụng ôn bổ tỳ dương, mạnh lưng khoẻ người.

3) Tự chữa. Xát 2 tay cho thận nóng rồi xoa lên mặt (gồm trán, gò má, đuôi mắt, 2 tay và 2 rãnh mũi). 2 bên cổ, xát cho đến khi nóng lên mới thôi. Dùng hai ngón tay bóp chặt hai lỗ mũi  lại một lúc (không thở cũng không hít mà giữ nguyên), đảo mạnh hai mắt về hai phía, cho đến khi mắt hoa lên, muốn chảy nước mắt mới thôi, khi thả tay bịt mũi thì đồng thời dùng hết sức thở hơi ra, để điều chỉnh cho tự nhiên. Cứ làm liên tục 3-5 lần thì các triệu chứng cảm mạo sẽ giảm. Cách làm này nếu áp dụng vào mùa đông có tác dụng để phòng cảm mạo.

4) Chữa bằng đắp thuốc.

a) Tỳ thận song bổ cao. Thương truật, thục địa mỗi thứ 500g, ngũ vị tử, phục linh mỗi thứ 250g, can khương 32g, xuyên tiêu 15g. Nấu bằng dầu vừng, cô đến khi vằng thành cao. Đắp lên các huyệt thận du và tỳ du. Có tác dụng bổi bổ dương khí tỳ thận, làm cơ thể khoẻ mạnh, để phòng xảm mạo.

b) Bổ ích nguyên khí cao. Ngưu đỗ 1 bộ, hoàng kỳ 300g, đẳng sâm, sinh bạch truật, đương quy mỗi thứ 200g, phục linh, ngũ vị tử, ích trí nhân, bổ cốt chỉ, hồ đào nhục, trần bì, nhục quế, cam thảo mỗi thứ 20g, sa nhân, mộc hương mỗi thứ 22g, can khương 15g, đại táo 10 quả. Trước tiên nấu ngưu đỗ, bỏ bã sau đó cho thuốc rồi cô bằng dầu vừng vàng thành cao. Đắp lên huyệt đàn trung hoặc khí hải bên dưới rốn.

Bài thuốc này nhiều vị thuốc, nhưng chủ yếu vẫn là ôn bổ tỳ thận, ích khí dưỡng huyết. Đàn trung là khí hội trong huyệt bát hội, khí hải ở dưới rốn là nơi tồn chứa nguyên khí. Đắp thuốc lên hai huyệt này sẽ ôn bổ nguyên khí rất mạnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình