Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Luận chứng chữa trị cảm mạo huyết hư.

Cảm mạo huyết hư là do huyết hư lại cảm ngoại tà gây nên, nên nguyên tắc chữa trị cơ bản là dưỡng huyết giải biểu. Cách giải biểu không những phải tuỳ theo tính chất của cảm tà khác nhau, đồng thời còn phải căn cứ vào chính hư của tà khí. Ngoại cảm huyết hư hoặc do phong hàn hoặc do phong nhiệt, không thể coi ngoại cảm huyết hư đều có tính nhiệt, mà phải dựa vào triệu chứng trên lâm sàng. Trương Trọng Cảnh chữa ngoại cảm sau khi sinh đẻ đã dùng quế chi, lại dùng cả trúc diệp, cả phụ tử, thạch cao cũng không cấm dùng. Nhưng ngoại cảm huyết hư khác với ngoại cảm đơn thuần, nên dùng các vị phát tán thì phải thận trọng. Các vị thầy thuốc ngày xưa đã sớm nhắc nhở, “Người mất máu không được để ra mồ hôi”, “Người chảy máu cam không được để ra mồ hôi”. Nếu dùng nhiều tân tán, sẽ làm thương tổn tân dịch tiêu hao khí huyết, dẫn đến âm kiệt, dương thoát. Nếu khi ra mồ hôi quá nhiều, phải dùng ôn phấn để giữ lại, hoặc trong thuốc cho thêm vị ích khí giữ mồ hôi. Còn về dưỡng huyết thì trước tiên dùng các vị tân cam nhu nhuận, để trong bổ có hành; hoặc uống các loại thuốc cao dưỡng huyết, vừa bổ lại vừa giải, kết hợp bổ sung cho nhau. Tuyệt đối không được dùng các vị âm nhu báo bổ, để phòng đầy dạ dày giữ lại tà, tắc lại không thoát được

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình