Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Những cách khác để chữa cảm mạo huyết hư.

1) Chữa bằng châm cứu.

Chọn huyệt: đại chuỳ, hợp cốc, túc tam lý, huyết hải. Cách làm: trước tiên châm huyệt đại chuỳ, hợp cốc, dùng phép tả. Sau đó châm các huyệt túc tam lý, huyết hải dùng phép bổ. Lưu kim 20-30 phút, nửa chừng nâng kim, vê kim, mỗi kim làm 1 lần. Nếu nặng về hàn thì thêm huyệt liệt khuyết, chi chính. Nếu nặng về nhiệt thì thêm khúc trì, đều dùng phép tả.

2) Chữa bằng xoa bóp.

Chọn huyệt: ấn đường, thái dương, phong phủ, phong trì đại chuỳ, ngoại quan, hợp cốc, túc tam lý. Cách làm: dùng cách xoa, bắt, day. Trước tiên dùng cách xoa. Thầy thuốc đứng trước mặt người bệnh, người bệnh ngồi, 2 tay khẽ ép 2 bên đầu bệnh nhân, mặt hai ngón tay trỏ ép sát vào da, từ ấn đường miết lên đến trước trán, rồi quay lại vài lần, chia ra hai bên huyệt thía dương phải và trái, rồi xoay tròn vài lần, làm đi làm lại đến huyệt ấn đường. Rồi dùng cách bắt, người thầy thuốc đứng sau lưng bệnh nhân, dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa bắt vào các vị trí huyệt phong phủ, phong trì đại chuỳ, khúc trì, từ từ dùng sức kéo lên, bắt liên tục cho đến lúc da ở đó đỏ và nóng lên. Rồi dùng cách day, trước tiên mặt ngón tay ấn mạnh lên huyệt hợp cốc, ngoại quan, day nhẹ và chậm theo hình tròn, làm chuyển động đến tổ chứa dưới da, trong quá trình làm có thề kết hợp cách bấm, tức là khi day, ngón tay cái bấm mạnh xuống, để có cảm giác buốt căng. Cuối cùng để bệnh nhân nằm ngửa day huyệt túc tam lý, huyết hải.

3) Chữa bằng xông thuốc.

Xuyên khung 30g, đương quy 60g, bông kinh giới 60g. Đun sôi lên xông đầu mặt, dùng nước đó lau ngực lưng. Thích hợp với người huyết hư cảm phong hàn, có triệu chứng sợ rét, sốt, đau mình mẩy.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình