Phế âm hư tổn, lại bị cảm phong tà, biểu lý đều nhiệt, hư thực lẫn lộn, nên chữa biểu phải tân lương thanh giải, chữa lý phải bồi bổ phế âm. Triệu chứng lâm sàng phải phân rõ mức độ nặng nhẹ của nhiệt ở biểu và nhiệt ở lý. Giải biểu cần phải làm ra mồ hôi, mà mồ hôi là âm dịch, ra quá nhiều sẽ thương tổn âm, nên phải dùng loại thuốc nhẹ để ra ít mồ hôi mà tà khử được. Dưỡng âm cần nhiều bổ béo, nhưng quá béo lại giữ tà, nên bổ âm dùng vị cam hàn thanh bổ. Ngoài ra, âm hư hoả vượng nên ít dùng các vị thuốc1 khổ hàn mạnh, nhưng thuốc khổ hàn cũng dễ hoá nhiệt thương tổn âm,, vì vậy trong toàn bộ thuốc bổ âm nên có một ít thuốc khổ hàn.
Phế âm không đủ, thường sinh nội nhiệt, nội nhiệt bốc lên làm nóng da thịt. Nếu tà nhẹ thì nhiệt biểu cũng không cao. Vì vậy có khi bị sốt phế âm hư nhưng có bị ngoại cảm hay không, cũng khó phân rõ. Vì vậy trong thuốc dưỡng âm thanh nội nhiệt, nên cho thêm hai vị tang diệp, lô căn để có thể dưỡng phế âm thanh lý nhiệt mà còn có thể giải toả phong tà, nhiệt biểu, được cả hai tác dụng, càng có hiệu quả tốt |